Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Flamigo Đại Lải

Flamigo Đại LảiKhu du lịch sinh thái Flamigo Đại Lải – Vĩnh Phúc Với hệ thống giao thông kết nối với các địa phương thuận lợi cùng hệ thống cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa, Vĩnh Phúc được đánh giá là “vùng đất vàng” cho phát triển du lịch.

Vĩnh Phúc: Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Để hoàn thiện Đề án Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, Vĩnh Phúc đã đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, khuyến khích và đa dạng hóa các nguồn lực cho đầu tư phát triển để công nghiệp văn hóa thực sự là nguồn lực nội sinh thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh phát triển.

Nằm giáp Thủ đô Hà Nội, lại có hệ thống giao thông kết nối với các địa phương thuận lợi cùng hệ thống cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và cơ sở hạ tầng du lịch hiện đại, Vĩnh Phúc được đánh giá là “vùng đất vàng” cho phát triển du lịch.

Những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa nói chung và các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng, bước đầu góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Cụ thể: Để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc; đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu, điểm du lịch, tạo cơ sở, tiền đề cho lĩnh vực du lịch nói chung, ngành công nghiệp du lịch văn hóa nói riêng phát triển.

Các cấp, các ngành đã triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu; tôn vinh, có chính sách đãi ngộ các nghệ nhân; tăng cường truyền dạy, quảng bá di sản văn hóa phi vật thể. Đến nay, toàn tỉnh có 3 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và 7 di sản được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh việc đầu tư các hạng mục công trình đường giao thông, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, tỉnh còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch, cải thiện môi trường đầu tư. Du lịch Vĩnh Phúc đã từng bước khẳng định được thế mạnh là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh.

Một số khu du lịch có tầm cỡ đã hình thành trên địa bàn tỉnh như: Khu du lịch Tam Đảo I, Flamingo Đại Lải Resort, khu di tích danh thắng Tây Thiên, Sông Hồng Resort, Paradise Đại Lải Resort… Các quần thể du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo đã đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách, tạo ấn tượng tốt đẹp về chất lượng sản phẩm du lịch của tỉnh.

Tây Thiên Vĩnh PhúcTây Thiên – điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của Vĩnh Phúc

Đặc biệt, Vĩnh Phúc hiện có 3 tổ hợp vui chơi giải trí kết hợp sân golf là: Tam Đảo, Đầm Vạc và Đại Lải. Trên địa bàn cũng đã hình thành nhiều sản phẩm du lịch, trong đó có các sản phẩm mũi nhọn đang thu hút nhiều du khách như: Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần; du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo (du lịch MICE) và du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội.

Ngoài ra, tỉnh đã chú trọng mở rộng, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế như: du lịch cộng đồng (homestay), du lịch thể thao… Một số tour, tuyến du lịch đưa vào khai thác đã thu hút đông đảo sự lựa chọn của du khách, như: Tour một ngày chinh phục 3 đỉnh Tam Đảo, tour du lịch con đường tâm linh, tuyến du lịch Thanh Lanh Ngọc Bội –Thác Bản Long, tuyến Vân Trục – Bò Lạc – Sáng Sơn, khu sinh thái vườn cò Hải Lựu,…

Doanh thu từ du lịch có sự tăng trưởng đáng kể, giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 11%/năm, giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 12%/năm. Lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc có sự tăng trưởng tốt, nếu như năm 2011, lượng khách du lịch đến tỉnh đạt 1,89 triệu lượt người thì năm 2021 đạt trên 2 triệu lượt khách. Ngành du lịch đã giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động tại địa phương.

Bên cạnh du lịch văn hóa, các lĩnh vực khác như: Thủ công mỹ nghệ, quảng cáo, biểu diễn nghệ thuật, hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm cũng đã đạt những kết quả quan trọng, bước đầu có doanh thu và phát triển phù hợp với xu thế hiện đại. Nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh được khôi phục và phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

Theo đánh giá của Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch, mặc dù là vùng đất giàu tiềm năng song thời gian qua, các ngành công nghiệp văn hóa của tỉnh chưa phát huy hết lợi thế về nguồn tài nguyên mềm văn hóa. Các sản phẩm du lịch văn hóa còn nghèo nàn, chưa phản ánh đặc trưng văn hóa và sự giao thoa văn hóa vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ; chưa kết nối các tour, tuyến du lịch trong tỉnh, ngoài tỉnh, vùng; cũng chưa có những làng, bản, cộng đồng phát triển du lịch văn hóa chuyên nghiệp…

Bên cạnh đó, số lượng nghề, làng nghề truyền thống còn ít so với tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh; phát triển phân tán, chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất chật hẹp, xen lẫn khu dân cư; chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường để tạo ra sản phẩm vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc vừa đạt yêu cầu chất lượng và phù hợp với thị hiếu, văn hóa của khách du lịch.

Trong khi đó, thị trường văn hóa phát triển còn manh mún, tự phát, không chuyên nghiệp, sức cạnh tranh kém. Các sản phẩm công nghiệp văn hóa còn thiếu sự độc đáo, sáng tạo cũng như chưa thể hiện được bản sắc văn hóa. Vì vậy, các sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ và tiêu dùng văn hóa ngày càng cao của người dân. Các đơn vị nghệ thuật công lập chưa nâng cao được năng lực để chuyển đổi sang mô hình hoạt động tự chủ theo chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa.

Để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tỉnh đang hoàn thiện Đề án và xây dựng Nghị quyết phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Đề án nhằm khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, lan tỏa giá trị văn hóa của địa phương. Trong đó, tập trung phát triển 9 ngành công nghiệp văn hóa gồm: Du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, kiến trúc, xuất bản, truyền hình và phát thanh.

Trước mắt, tỉnh ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa sẵn có lợi thế, tiềm năng như: Du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, phát thanh-truyền hình. P

hấn đấu đến năm 2025, Vĩnh Phúc thu hút trên 12 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 75.000 lượt khách quốc tế; tổng doanh thu du lịch đạt 3.200 tỷ đồng/năm; ngành quảng cáo đạt khoảng 320 tỷ đồng/năm; truyền hình và phát thanh tăng từ 10%-20%; ngành nghệ thuật biểu diễn tăng từ 15%-20%/năm.

Dự kiến đến năm 2030, toàn tỉnh thu hút 150.000 lượt khách du lịch quốc tế, 15,6 triệu lượt khách nội địa; giải quyết việc làm cho khoảng 25,4 nghìn lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch; tổng doanh thu du lịch đạt 7.700 tỷ đồng/năm; ngành quảng cáo thu khoảng 542 tỷ đồng/năm; lĩnh vực truyền hình, phát thanh mỗi năm tăng từ 20%; ngành nghệ thuật biểu diễn tăng trưởng từ 20%-25%/năm.

Nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đề ra, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, đổi mới tư duy nâng cao nhận thức về công nghiệp văn hóa và tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung phát triển nguồn nhân lực có trình độ cho các ngành công nghiệp văn hóa; đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong việc quảng bá, phát triển thị trường về ngành nghề và khu vực, xây dựng thương hiệu cho các ngành công nghiệp văn hóa của tỉnh.

Cùng với đó, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa; đổi mới và phát triển các ngành sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa truyền thống như: In ấn, phát hành, biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, triển lãm.

Xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống nhằm bảo tồn, lưu giữ và và phát huy giá trị của các nghề, làng nghề truyền thống; có cơ chế, chính sách ưu đãi, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẵn có lợi thế, tiềm năng.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa; chú trọng phát triển thị trường công nghiệp văn hóa; mở rộng giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế về lĩnh vực này.

Theo Tạp chí Công thương

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo