Tình hình xuất nhập khẩu tại thị trường Singapore tháng 1 năm 2024

1. Tình hình XNK của Singapore tháng 1 năm 2024:

1.1 Tổng quan: Trong tháng 1/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) của Singapore với thế giới đạt hơn 107,11 tỷ SGD, tăng 14,06%, trong đó xuất khẩu (XK) đạt hơn 57,8 tỷ SGD, tăng 16,74% và nhập khẩu (NK) gần 49,3 tỷ SGD, tăng 11,06% so với tháng 1/2023.

Trong kim ngạch hàng XK, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt gần 25,15 tỷ SGD (tăng 12,47%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt hơn 32,67 tỷ SGD (tăng 20,26%), chiếm lần lượt 43,49% và 56,51% tổng kim ngạch XK của Singapore.

Bảng 1: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore với Thế giới trong tháng 1 năm 2024

(Đơn vị: nghìn SGD, %)
  Hạng mục T1/2023 T1/2024 Tăng, giảm (%)
1 Xuất nhập khẩu 93,914,082 107,114,413 14.06
2 Xuất khẩu 49,531,162 57,824,455 16.74
3 Nhập khẩu 44,382,920 49,289,958 11.06
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 22,361,408 25,149,729 12.47
5  + Hàng tái xuất đi nước thứ ba 27,169,754 32,674,726 20.26

 

1.2 Với 15 đối tác thương mại lớn (xét riêng trong tháng 1 của năm 2024):

Bảng 2: Thống kê thương mại hai chiều của Singapore với 15 đối tác lớn nhất trong tháng 1 của năm 2024

(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TT Đối tác T1/2023 T1/2024 Tăng, giảm (%)  
1 Trung Quốc 13,380,990 15,196,548 13.57  
2 Malaysia 9,900,234 11,178,988 12.92  
3 Mỹ 9,458,810 9,975,359 5.46  
4 Đài Loan 6,579,048 7,754,889 17.87  
5 Hàn Quốc 5,019,007 6,747,371 34.44  
6 Indonesia 5,762,013 6,534,036 13.40  
7 Hong Kong 4,181,583 6,492,725 55.27  
8 Thái Lan 3,456,896 4,252,934 23.03  
9 Nhật Bản 4,273,290 4,163,872 -2.56  
10 Việt Nam 2,459,694 2,904,509 18.08  
11 Ấn Độ 2,230,817 2,563,092 14.89  
12 Australia 2,434,164 2,425,300 -0.36  
13 Thụy Sỹ 983,206 2,319,101 135.87  
14 Pháp 2,110,262 1,951,933 -7.50  
15 Đức 2,125,417 1,827,072 -14.04  

Trong tháng 1 của năm 2024, kim ngạch XNK giữa Singapore với hầu hết các đối tác lớn nhất (11/15 đối tác, chiếm khoảng 80,56% tổng kim ngạch XNK của Singapore với thế giới) phục hồi và tăng trưởng dương, một số đối tác có kim ngạch tăng mạnh như Thụy Sỹ (tăng 135,87%); Hong Kong (tăng 55,27%), Hàn Quốc (tăng 34,44%)… Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Đài Loan là 4 đối tác thương mại lớn nhất của Singapore với tổng kim ngạch thương mại lần lượt là: 15,19 tỷ SGD, 11,18 tỷ SGD; 9,97 tỷ SGD và 7,75 tỷ SGD.

Trong tháng 1 của năm 2024, Việt Nam vươn lên vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 2,9 tỷ SGD, tăng 18,08%.

Về nhập khẩu: Trong tháng 1 của năm 2024, các thị trường nhập khẩu chính của Singapore vẫn là Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia… Việt Nam hiện đứng thứ 17 trên 20 đối tác nhập khẩu lớn nhất của Singapore với kim ngạch 678,8 triệu SGD (tăng 30,34%). 14/20 thị trường tăng trưởng dương với nhiều đối tác có mức tăng mạnh như Thụy Sỹ (tăng 126,9%), Nga (tăng 134,19%), Anh (tăng 45,39%)…

Bảng 3: Thống kê nhập khẩu của Singapore với 20 đối tác lớn nhất trong tháng 1 của năm 2024
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TT Đối tác T1/2023 T1/2024 Tăng, giảm (%)
1 Trung Quốc 7,362,235 6,397,495 -13.10
2 Malaysia 4,920,130 5,766,899 17.21
3 Đài Loan 4,276,347 5,658,832 32.33
4 Mỹ 5,207,268 5,286,278 1.52
5 Hàn Quốc 2,919,331 4,087,868 40.03
6 Nhật Bản 2,147,167 2,209,925 2.92
7 Indonesia 1,882,698 1,747,637 -7.17
8 Thuỵ sỹ 672,237 1,525,391 126.91
9 Pháp 1,608,468 1,511,683 -6.02
10 Thái Lan 1,145,633 1,336,721 16.68
11 Đức 963,401 1,034,797 7.41
12 UAE 1,044,577 1,029,155 -1.48
13 Anh 703,232 1,022,447 45.39
14 Ấn Độ 809,329 956,856 18.23
15 Australia 869,467 904,292 4.01
18 Qatar 616,918 872,882 41.49
16 Saudi Arabia 806,024 764,052 -5.21
17 Việt Nam 520,816 678,840 30.34
19 ITALY 608,756 602,195 -1.08
20 Nga 247,470 579,538 134.19

Về xuất khẩu: Trong tháng 1 năm 2024, các thị trường xuất khẩu chính của Singapore là Trung Quốc (8,8 tỷ SGD, tăng hơn 46%), Hong Kong (6,3 tỷ SGD tăng gần 62%), Malaysia (5,4 tỷ SGD, tăng 8,67%), Indonesia (4,78 tỷ SGD, tăng 23,38%)… Việt Nam là thị trường xuất khẩu thứ 8 của Singapore với kim ngạch 2,23 tỷ SGD, tăng 14,79%. 15/20 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Singapore đạt mức tăng trưởng dương, một số thị trường có mức tăng khá cao như Campuchia (tăng 328,96%), Thụy Sỹ (tăng 155,24%), Hong Kong (tăng 62%)…

Bảng 4: Thống kê xuất khẩu của Singapore với 20 đối tác lớn nhất trong tháng 1 của năm 2024
(Đơn vị: nghìn SGD, %)
TT Đối tác T1/2023 T1/2024 Tăng, giảm (%)
1 Trung Quốc 6,018,756 8,799,053 46.19
2 Hong Kong 3,884,235 6,290,896 61.96
3 Malaysia 4,980,105 5,412,089 8.67
4 Indonesia 3,879,315 4,786,399 23.38
5 Mỹ 4,251,542 4,689,081 10.29
6 Thái Lan 2,311,263 2,916,213 26.17
7 Hàn Quốc 2,099,676 2,659,503 26.66
8 Việt Nam 1,938,878 2,225,669 14.79
9 Đài Loan 2,302,701 2,096,057 -8.97
10 Nhật Bản 2,126,123 1,953,947 -8.10
11 Ấn Độ 1,421,488 1,606,237 13.00
12 Australia 1,564,697 1,521,008 -2.79
13 Philippines 1,200,522 1,111,172 -7.44
14 Hà Lan 841,475 1,068,022 26.92
15 Thụy Sỹ 310,970 793,710 155.24
18 Đức 1,162,016 792,275 -31.82
16 Campuchia 164,827 707,050 328.96
17 UAE 612,049 634,568 3.68
19 Liberia 565,788 587,478 3.83
20 Panama 566,931 587,164 3.57

2. Phân tích cán cân XNK Việt Nam – Singapore:

Về tổng quan, trong tháng 1, tổng kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Singapore đạt 2,9 tỷ SGD, tăng 18,08% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó XK từ Việt Nam sang Singapore đạt 678,84 triệu SGD, tăng 30,34% và NK từ Singapore vào Việt Nam khoảng 2,25 tỷ SGD, tăng 14,79%.

Trong cơ cấu hàng hoá từ Singapore xuất sang Việt Nam, hàng hoá có xuất xứ Singapore đạt 513,35 triệu SGD, giảm 9,85% và hàng hoá từ nước 3 qua Singapore xuất sang Việt Nam đạt 1,71 tỷ SGD (chiếm 77%), tăng 25,04%.

Mặc dù mức thâm hụt giữa NK và XK ước gần 1,55 tỷ SGD song nếu chỉ tính riêng cán cân thương mại giữa hàng hóa Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ Singapore thì Việt Nam xuất siêu khoảng 165,49 triệu SGD.

Bảng 5: Thống kê tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 1 năm 2024
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
STT Hạng mục T1/2023 T1/2024 Tăng, giảm (%)  
1 Xuất nhập khẩu 2,459,694 2,904,509 18.08  
2 Xuất khẩu 520,816 678,840 30.34  
3 Nhập khẩu 1,938,878 2,225,669 14.79  
4 + Hàng có xuất xứ từ Singapore 569,462 513,351 -9.85  
5  + Hàng tái xuất từ nước thứ ba 1,369,416 1,712,318 25.04  

 

Về nhóm ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore (tính trong tháng 1/2024):

Trong tháng 1/2024, hầu hết (18/21) các nhóm ngành hàng XK chính sang Singapore tăng trưởng dương, trong đó nhiềm nhóm có mức tăng khá mạnh như: sắt thép (tăng hơn 30 lần); muối, lưu huỳnh, đất và đá, thạch cao, vôi và xi măng (tăng 1,22 lần); dầu thực động vật và chất béo (tăng 85,32%). Đáng chú ý, nhóm ngành có kim ngạch XK lớn nhất là máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại tăng trưởng rất mạnh (đạt 255,2 triệu SGD tăng 50,62%).

Bảng 6a: Thống kê kim ngạch những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Singapore trong tháng 1 năm 2024
(Đơn vị tính: nghìn SGD, %)
Stt Mặt hàng T1/2023 T1/2024 Tăng, giảm (%)  
1 Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại (HS 85) 169,446 255,220 50.62  
2 Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (HS 84) 94,245 100,619 6.76  
3 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (HS 70) 61,069 51,800 -15.18  
4 Xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ (HS 27) 37,448 47,546 26.97  
5 Sắt thép (HS 72) 1,036 32,343 3021.91  
6 Muối; lưu huỳnh; đất & đá; thạch cao, vôi & xi măng (HS 25) 12,122 26,982 122.59  
7 Giầy dép các loại (HS 64) 21,910 26,214 19.64  
8 Quần áo may mặc (HS 61) 12,001 16,331 36.08  
9 Dầu thực động vật, chất béo (HS 15) 7,331 13,586 85.32  
10 Quần áo may mặc không thuộc hàng dệt kim (HS 62) 7,878 10,829 37.46  
11 Thủy sản (HS 03) 6,411 10,194 59.01  
12 Gạo và ngũ cốc (HS 10) 6,061 7,864 29.75  
13 Da, các sản phẩm từ da và túi du lịch các loại (HS 42) 4,742 7,732 63.05  
14 Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (HS 90) 4,283 4,759 11.11  
15 Giấy và các sản phẩm từ giấy (HS 48) 2,986 4,440 48.69  
16 Đồ nội thất và các sản phẩm liên quan khác (HS 94) 6,307 4,335 -31.27  
17 Đồng và sản phẩm từ đồng (HS 74) 3,852 3,994 3.69  
18 Gỗ và các sản phẩm đồ gỗ (HS 44) 3,640 3,980 9.34  
19 Rượu và đồ uống (HS 22) 1,967 3,482 77.02  
20 Nhựa và các sản phẩm từ nhựa (HS 39) 3,510 3,255 -7.26  
21 Các chế phẩm từ thịt, cá, động vật, giáp xác, thân mềm và thủy sinh khác (HS 16) 1,979 3,079 55.58  

Về nhóm ngành hàng nhập khẩu từ Singapore vào Việt Nam:

2/3 nhóm có kim ngạch NK lớn nhất là nhóm Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại và nhóm Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên tăng mạnh so với cùng kỳ, lần lượt tăng 19,82% và 31,9%. Hầu hết các nhóm hàng còn lại đều đạt mức tăng cao (trên 20%), đặc biệt một số nhóm tăng rất mạnh như Ngọc trai, đá quý, và các sản phẩm kim hoàn (tăng hơn 2,34 lần); Thuốc lá và các sản phẩm thay thế thuốc lá (tăng hơn 1,7 lần); Máy quang học, dụng cụ đo lường, thiết bị y tế, đồng hồ, nhạc cụ và phụ kiện các loại (tăng gần 1,6 lần)…

3. Phân tích, đánh giá:

Tình hình thương mại của Singapore với thế giới trong tháng đầu năm 2024 cho thấy tín hiệu khá tích cực khi tất cả các chỉ tiêu tổng kim ngạch 2 chiều và kim ngạch XK, NK đều tăng tốt ở mức trên 2 chữ số (lần lượt là 14,06%, 16,74% và 11,06%). Tuy nhiên, triển vọng dài hạn trong cả năm 2024 vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Điều này thể hiện trong báo cáo ngày 15/2/2024 mới đây, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) giữ nguyên mức dự báo chính thức tăng trưởng GDP cho cả năm 2024 của nước này từ 1% đến 3%. Đây là biên độ dự báo khá rộng, cho thấy Chính phủ Singapore vẫn rất thận trọng đối với các yếu tố tiêu cực vẫn kéo dài (ít nhất tới hết nửa đầu năm 2024) như: mức cầu yếu và chính sách tiền tệ thắt chặt của các nền kinh tế lớn, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, thậm chí còn gia tăng do tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ.

Trong bối cảnh đó, kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Singapore trong tháng 1 vẫn đang giữ được đà tăng trưởng dương khá tốt với cả 3 chỉ tiêu kim ngạch đều tăng mạnh và đạt mức cao nhất từ năm 2020 tới nay, đưa Việt Nam lên thành đối tác thương mại lớn thứ 10 (tăng 1 bậc), là đối tác nhập khẩu thứ 17 (tăng 4 bậc) và đối tác xuất khẩu thứ 8 (tăng 2 bậc) của Singapore. Điểm tích cực là tốc độ tăng trưởng khá đồng đều giữa các ngành, lĩnh vực, không chỉ tập trung vào các ngành mũi nhọn.

Trong năm 2024, Thương vụ sẽ tiếp tục cập nhật tình hình, cơ chế, chính sách của địa bàn; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối giao thương, xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Singapore cũng như hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp Singapore vào Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng, xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại và dịch vụ vào Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Singapore

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo