Thúc đẩy đầu tư phát triển tỉnh: Kiến nghị Trung ương nhiều nội dung

Thúc đẩy đầu tư phát triển tỉnh: Kiến nghị Trung ương nhiều nội dung

Thúc đẩy đầu tư phát triển tỉnh: Kiến nghị Trung ương nhiều nội dung

Thúc đẩy đầu tư phát triển tỉnh: Kiến nghị Trung ương nhiều nội dung

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa kiến nghị với Trung ương một số vấn đề nhằm thu hút đầu tư, thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư công năm 2021 và tạo tiền đề thực hiện kế hoạch năm 2022.

Đề nghị cơ chế ưu tiên đầu tư

Ông Trần Hòa Nam – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sau khi tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là các công trình trọng điểm, các dự án đầu tư công để tăng cường nguồn thu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để các công trình xây dựng hoàn thành kế hoạch vốn năm 2021.

<p style="text-align: justify;">Nhiều dự án phía bắc TP. Nha Trang đợi vốn đầu tư phát triển</p>

Nhiều dự án phía bắc TP. Nha Trang đợi vốn đầu tư phát triển

Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh, kết quả triển khai vốn đầu tư phát triển thời gian qua dù đạt được yêu cầu đề ra nhưng so với cùng kỳ năm trước vẫn giảm 3,92%. Chính vì vậy, bên cạnh việc triển khai các giải pháp chung, UBND tỉnh đã kiến nghị với Trung ương một số vấn đề nhằm thu hút đầu tư, thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư công năm 2021 và tạo tiền đề thực hiện kế hoạch năm 2022.

Trong cuộc họp mới đây với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Lê Hữu Hoàng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã đề nghị Trung ương bổ sung Khu Kinh tế (KKT) Vân Phong vào nhóm các KKT ven biển được ưu tiên đầu tư; có cơ chế về rà soát quy hoạch rừng trong các khu chức năng của KKT Vân Phong. Bên cạnh đó, bố trí bổ sung nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, vốn ODA cấp phát giai đoạn 2021 – 2025 để triển khai hoàn thành các dự án chuyển tiếp của tỉnh; cho phép tỉnh để lại một phần (không thấp hơn 70%) số tăng thu so với dự toán của hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình bảo vệ môi trường…

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa đầu tư phát triển chung, mới đây, UBND tỉnh tiếp tục đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung KKT Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; giao cho UBND tỉnh Khánh Hòa là cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện hợp phần dự án tuyến đường bộ cao tốc phía đông, đoạn Vân Phong – Nha Trang theo hình thức đối tác công tư có sự tham gia hỗ trợ của Nhà nước.

Nhiều đề xuất thúc đẩy tăng trưởng

Ngoài ra, UBND tỉnh đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh giảm nguồn vốn ODA cấp phát và nguồn bội chi năm 2021 của tỉnh do không có khả năng giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2021. Đồng thời, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung 81,185 tỷ đồng thuộc vốn ngân sách Trung ương (vốn trong nước) năm 2021 để bố trí vốn cho các dự án (được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025) đã hoàn chỉnh thủ tục đầu tư theo quy định, nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư. Tỉnh cũng kiến nghị được tiếp tục bố trí vốn còn thiếu cho dự án Xây dựng đập ngăn mặn sông Cái Nha Trang (dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 sang giai đoạn 2021-2025) và bố trí bổ sung nguồn vốn ODA cấp phát giai đoạn 2021-2025 để triển khai hoàn thành các dự án: Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (53,5 tỷ đồng); Nâng cao hiệu quả sử dụng nước cho các tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn hán, dự án thành phần tỉnh Khánh Hòa (170 tỷ đồng); Môi trường bền vững các thành phố duyên hải – tiểu dự án thành phố Nha Trang (399,6 tỷ đồng).

Ông Nguyễn Tấn Tuân – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, để đảm bảo hoàn thành các chương trình mục tiêu quốc gia do Quốc hội đề ra, UBND tỉnh đã đề nghị ngân sách Trung ương cân đối hỗ trợ cho ngân sách địa phương kinh phí để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 theo quy định. Bên cạnh đó, Chính phủ cần quy định cụ thể đối với nguồn thu hợp pháp khác của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư; sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể về việc sử dụng nguồn thu hợp pháp để lại cho đầu tư của các đơn vị sự nghiệp công lập đối với những dự án có cấu phần xây dựng…

Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa, trong tháng 10, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh thực hiện được 340 tỷ đồng, tăng 7,75% so với tháng trước. Trong đó, vốn ngân sách tỉnh đạt 187 tỷ đồng, tăng 21,98%; vốn ngân sách huyện đạt 101 tỷ đồng, giảm 7,54%; vốn ngân sách xã đạt 52 tỷ đồng, giảm 1,9%. Trong tháng 10, có 24 công trình khởi công mới và 12 công trình hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng với tổng vốn đầu tư hơn 55,2 tỷ đồng. Tính chung 10 tháng năm 2021, vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn nhà nước do địa phương quản lý đạt 2.633,9 tỷ đồng, bằng 78,28% kế hoạch; có 141 công trình khởi công mới và 108 công trình hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng với tổng vốn đầu tư hơn 509,8 tỷ đồng.

Theo Báo Khánh Hòa điện tử

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo