Thu hút đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021- 2030 : “Hợp tác để cùng phát triển”

Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài (ĐTNN) giai đoạn 2021 – 2030 vừa được Chính phủ ban hành vào ngày hôm qua 2/6/2022, tại Quyết định số 667/QĐ-TTg.

Chiến lược hợp tác ĐTNN giai đoạn 2021 – 2030 đưa ra quan điểm, gắn liền thu hút ĐTNN với xây dựng, phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ trên tinh thần hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Tập trung thu hút ĐTNN có trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn khu vực, thị trường, đối tác để thúc đẩy hợp tác phát triển phù hợp với bối cảnh thế giới và khu vực; tái định vị dòng vốn đầu tư, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường nhiều rủi ro và tiềm ẩn xẩy ra tranh chấp; ưu tiên việc kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; thu hút đầu tư xanh, công nghệ cao, công nghệ phụ trợ, phương pháp quản lý, quản trị tiên tiến. Phát huy và cải thiện lợi thế cạnh tranh,phù hợp xu hướng phát triển,tiếp cận chuẩn mực tiên tiến quốc tế và hài hòa với cam kết quốc tế, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán, công khai, minh bạch và tính cạnh tranh cao.

Thúc đẩy hợp tác ĐTNN song hành với quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của từng ngành, từng doanh nghiệp, tăng cường sự liên kế giữa các vùng, miền và khu vực trong nước trên cơ sở lợi thế so sánh.

Bên cạnh đó, thu hút ĐTNN cũng nhằm xây dựng và hình thành nhận thức “Hợp tác cùng phát triển”, tăng cường kết nối sản xuất trong nước với chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa guốc gia để cải thiện vị thế của Việt Nam trong chuỗi sản xuất; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, hàm lượng giá trị gia tăng của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước; đề cao trách nhiệm với xã hội và bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác ĐTNN.

Đồng thời, Chiến lược cũng bảo đảm cân đối lợi ích của các bên đầu tư với lợi ích của nhà nước và nhân dân trong hoạt động hợp tác ĐTNN trên tinh thần hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro; tuân thủ điều kiện về phát triển bền vững và an ninh – quốc phòng.

Chiến lược hợp tác ĐTNN giai đoạn 2021 – 2030 đề ra 9 pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác ĐTNN: (1) triển khai có hiệu quả các giải pháp đã ban hành: (2) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; (3) phát triển hệ sinh thái về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; (4) đổi mới và nâng cao cạnh tranh trong thu hút ĐTNN; (5) phát triển công nghiệp hỗ trợ, thúc đẩy liên kết, lan tỏa; (6) phát huy năng lực nội tại và tận dụng lợi thế cạnh tranh nhằm cải thiện hiệu quả hợp tác ĐTNN; (7) nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và (8) hiện đại hóa và đa dạng hóa công tác xúc tiến đầu tư và (9) nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ĐTNN.

Các giải pháp trên của Chiến lược nhằm hướng đến nhiều mục tiêu tổng quát và cụ thể quan trọng, trong đó hoàn thành mục tiêu cụ thể nêu tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác ĐTNN đến năm 2030.

Nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực trong tổng số vốn ĐTNN cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 – 2025 và 75 % trong giai đoạn 2026 – 2030, bao gồm: (i) Châu Á: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Phillipines; (ii) Châu Âu: Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Anh; và (iii) Châu Mỹ: Hoa Kỳ.

Cùng với đó, tăng 50% số lượng Tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 Tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tài Việt Nam. Đến năm 2030 nằm trong nhóm 03 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược hợp tác ĐTNN giai đoạn 2021 – 2030 và tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện đến năm 2025 và xác định các nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.

B.K 

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo