Ninh Bình xây dựng kế hoạch phát triển, quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp giai đoạn 2021-2025

ninh binh xay dung ke hoach phat trien quan ly khu cong nghiep cum cong nghiep giai doan 2021 2025

ninh binh xay dung ke hoach phat trien quan ly khu cong nghiep cum cong nghiep giai doan 2021 2025

Ninh Bình định hướng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại với yêu cầu công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường (Ảnh: TL).

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 175/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 11/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển và quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Theo Kế hoạch số 175/KH-UBND, UBND tỉnh Ninh Bình đề ra 8 nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển và quản lý khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nhiệm vụ tiên phong trong kế hoạch là định hướng phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại trên cơ sở cơ cấu lại ngành Công nghiệp với yêu cầu công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, tăng giá trị sản phẩm và đóng góp ngân sách lớn. Chú trọng hiệu quả đầu tư, giảm mức sử dụng đất gắn với bảo vệ môi trường theo quy định; tập trung thu hút các dự án ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô, công nghiệp hỗ trợ, logistics phục vụ cho ngành công nghiệp ôtô, điện tử, cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp; các dự án tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Không thu hút vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp các dự án may mặc, giày dép thông thường.

Bên cạnh đó, xây dựng, phát triển, mở rộng và quản lý quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, có tính khả thi cao, đảm bảo cân đối giữa các vùng miền; nghiên cứu tập trung các làng nghề vào trong các cụm công nghiệp phù hợp với đặc điểm văn hoá, xã hội của các vùng, miền. Tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đổi mới, hoàn thiện các biện pháp quản lý, đảm bảo quốc phòng, an ninh, môi trường và trật tự xã hội.

Đồng thời đổi mới, đẩy mạnh công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả, giải quyết thủ tục nhanh, gọn, nhất là các dự án lớn, có vốn đầu tư nước ngoài, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, nâng cao năng lực cạnh trạnh cấp tỉnh (PCI). Chủ động rà soát, sửa đổi, hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách của tỉnh.

Cùng với đó là phải huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp (trong đó tập trung đầu tư Khu công nghiệp Tam Điệp II, Khu công nghiệp Gián Khẩu II); quy hoạch và thu hút đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tại các huyện Nho Quan, Kim Sơn và một số khu vực phù hợp. Tập trung hoàn thiện hạ tầng các cụm công nghiệp: Gia Lập, Văn Phong, Đồng Hướng (phần mở rộng), Khánh Hải 1 (giai đoạn 1), Khánh Hải 2 (giai đoạn 1), Khánh Thượng (phần mở rộng); Tiếp tục đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư hạ tầng xây dựng và kinh doanh 10 cụm công nghiệp thành lập mới, tạo mặt bằng sạch và hạ tầng kỹ thuật thu hút các dự án sản xuất kinh doanh; đảm bảo yêu cầu các cụm công nghiệp phải có nhà máy xử lý nước thải đồng bộ, tập trung theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, phải cân đối ngân sách tỉnh đầu tư hoàn thiện hạ tầng một số cụm công nghiệp, khu công nghiệp trước đây do Nhà nước làm chủ đầu tư mà không thu hút được nhà đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng.

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; giám sát chất lượng môi trường nước, môi trường không khí tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đối với chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt là các dự án có nguồn thải lớn, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

Phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; thực hiện có hiệu quả Quy chế quản lý Nhà nước, quy chế phối hợp của các Sở, ban, ngành và chính quyền địa phương trong quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh…

Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, UBND tỉnh Ninh Bình cũng yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể để triển khai hiệu quả kế hoạch.

Kịp thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện và đề xuất giải pháp để tổ chức triển khai thực hiện.

Theo Báo Xây dựng điện tử

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo