New Zealand trong bức tranh phục hồi nền kinh tế, nối lại chuỗi sản xuất hậu Covid-19

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng được ưu tiên mở cửa sớm khi New Zealand nới lỏng các biện pháp phong tỏa. Các nhà sản xuất sản phẩm xây dựng thiết yếu sẽ được ưu tiên khởi động lại sớm hơn một số ngành khác để ngăn chặn tình trạng đóng băng xây dựng nhà do thiếu vật liệu xây dựng trên toàn quốc.

Ngành xây dựng của New Zealand có nhiều doanh nghiệp nhỏ, phần lớn trong số họ chỉ sử dụng một số ít lao động và không có đủ tích lũy để đối phó với những giá đoạn trong thời kỳ phong tỏa. Auckland là trung tâm sản xuất nhiều vật liệu xây dựng của New Zealand nhưng các dây chuyền lắp ráp đã buộc phải dừng trong thời gian đóng cửa các nhà máy để phòng chống dịch bệnh.

Để giải quyết tình trạng hiếu hụt, chính phủ quyết định cho phép duy trì sản xuất bốn sản phẩm quan trọng nhất gồm tấm thạch cao, thạch cao, tôn lợp và vật liệu cách nhiệt.

Bộ Kinh doanh, Đổi mới và Việc làm (MBIE) cho biết các nhà sản xuất sẽ cần phải đệ trình các bằng chứng để được hỗ trợ tiếp tục sản xuất của họ. Các tài liệu trong hồ sơ đề nghị có thể bao gồm bằng chứng về tầm quan trọng của sản phẩm đối với đời sống dân sinh, sự an toàn, an ninh tại khu dân cư, bằng chứng về việc nguồn cung sản phẩm xây dựng hạn chế ở New Zealand sẽ gây ra những tổn thất lớn như thế nào. Đồng thời cũng phải xuất trình các phương án, biện pháp an toàn cho người lao động và cộng đồng để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Liên đoàn Công nghiệp Xây dựng, đại diện cho các công ty trong chuỗi cung ứng sẽ phối hợp chặt chẽ với MBIE để mở lại các nhà máy trong phạm vi an toàn cần thiết.

Ngành điện của New Zealand đã có những thay đổi lớn. Chỉ một vài thập kỷ trước, tính cạnh tranh tương đối thấp trên thị trường khiến chất lượng dịch vụ ít có động lực thay đổi. Cùng với những xu hướng mới về năng lượng trên toàn cầu, thách thức trong toàn ngành là rất lớn và đang đưa các công ty vào các lĩnh vực mới, cả về khả năng công nghệ và tính khả thi về kỹ thuật.

Các công ty trong lĩnh vực năng lượng của New Zealand đang hướng tới một tương lai với sự kết hợp ngày càng nhiều của các công nghệ thế hệ mới và khả năng cung cấp các nguồn năng lượng phù hợp với cấu trúc của các ngành khác nhau. Đây không chỉ là sự kết hợp giữa các thế hệ đang thay đổi mà còn là cách để ngành năng lượng được tối ưu hóa khi ngày càng có nhiều người và công nghệ kết nối với lưới điện theo những cách thông minh hơn.

Vai trò của điện năng ngày càng mở rộng và đã trở thành sức mạnh cho hầu hết các ứng dụng trong cuộc sống hiện đại; nhu cầu điện năng thậm chí sẽ lớn hơn nữa nếu ô tô điện trở nên phổ biến. New Zealand có nền công nghiệp dầu khí lâu đời.

Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ tư của New Zealand (sau sữa, thịt và gỗ) và có khoảng 20 mỏ dầu và khí đốt hiện đang được sản xuất. Hầu hết dầu sản xuất được xuất khẩu và khí đốt chiếm khoảng 20% nguồn cung cấp năng lượng chính của New Zealand. Ngành công nghiệp này tập trung ở khu vực Taranaki (trên Bờ Tây của Đảo Bắc), các khu vực khác, cả trên bờ và ngoài khơi, cũng đang được thăm dò tích cực.

Trong lịch sử, ngành công nghiệp này bị chi phối bởi các công ty đa quốc gia lớn (như Shell) và công ty có trụ sở tại New Zealand, Todd Energy. Gần đây đã chứng kiến sự xuất hiện của các doanh nghiệp nhỏ hơn (được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư nước ngoài) tìm cách khai thác các phát hiện nhỏ hơn, chủ yếu là trên đất liền.

Các công ty năng lượng ngày nay đang phải đối mặt với một môi trường ngày càng khắc nghiệt. Thắt chặt các yêu cầu pháp lý, thay đổi địa chính trị, cạnh tranh lớn hơn và kỳ vọng cao hơn của các bên liên quan chỉ là một số vấn đề có thể khiến các công ty trong ngành này khó vượt lên. Việc tìm kiếm nguồn dự trữ mới đòi hỏi quản lý đầu tư tốt hơn và công nghệ mới. Và, trong khi các công ty năng lượng cần đầu tư nhiều hơn để gặt hái thành quả, họ vẫn chịu áp lực không ngừng để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả và quản lý rủi ro.

Những xu hướng mới trong ngành thực phẩm và cơ hội: New Zealand được coi là một nền kinh tế thị trường tự do mở, với các rào cảng tương đối thấp tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi. Trên thực tế, Ngân hàng Thế giới coi New Zealand là quốc gia dễ dàng nhất trên thế giới để bắt đầu kinh doanh. Nông nghiệp, du lịch, sản xuất phim và sản xuất rượu vang vẫn là những nền tảng lâu đời của nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu của đất nước, với xuất khẩu chiếm gần 30% GDP.

Mặc dù di cư ròng kỷ lục đã giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây, nhưng cũng tạo ra mối lo ngại ngày càng tăng về tình trạng thiếu nhà ở, tắc nghẽn đường, đồng thời cũng tạo ra những thay đổi lớn về cơ cấu tiêu thụ thực phẩm ở các thành phố lớn của New Zealand.

Ngành thực phẩm đang phải đối mặt với một số thách thức từ việc thay đổi sở thích của người tiêu dùng, tính bền vững, biến đổi khí hậu và gián đoạn sản xuất do COVID-19, an ninh lương thực và truy xuất nguồn gốc. Với chiến lược đúng đắn và sự nghiêm túc trong xây dựng kế hoạch cho thời gian tới, thách thức từ ngoại cảnh có thể lại là cơ hội cho các doanh nghiệp New Zealand để phát triển và thành công trên trường thực phẩm toàn cầu.

New Zealand là nước xuất khẩu thực phẩm và đồ uống lớn, ngành này chiếm 46% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Với khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ và nguồn hải sản đại dương phong phú, New Zealand là một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về sản xuất lương thực và là một trong những nhà xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới, cung cấp cho hàng triệu người trên 120 quốc gia các sản phẩm thực phẩm và đồ uống chất lượng cao cấp.

New Zealand xuất khẩu nhiều sản phẩm sữa, thịt cừu và thịt nai hơn bất kỳ quốc gia nào khác, và là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu về thịt bò, quả kiwi, táo và hải sản. Lợi thế sản xuất tự nhiên và chuyên môn của các nhà sản xuất và kinh doanh địa phương kết hợp với nhau để mang lại tiềm năng đáng kể cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, môi trường kinh doanh cởi mở với các hiệp định thương mại tự do cũng là điểm cộng cho New Zealand trong việc thu hút các nhà đầu tư và các đối tác kinh doanh.

Theo cổng TTĐT Bộ Công thương

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo