Lafresh Đà Lạt – thương hiệu dẫn đầu khu vực

Khoảng 70 dòng sản phẩm mang thương hiệu Lafresh Đà Lạt  phân phối hơn 7.000 điểm bán hàng trên cả nước.

Khoảng 70 dòng sản phẩm mang thương hiệu Lafresh Đà Lạt  phân phối hơn 7.000 điểm bán hàng trên cả nước.

Khoảng 70 dòng sản phẩm mang thương hiệu Lafresh Đà Lạt phân phối hơn 7.000 điểm bán hàng trên cả nước.
Vừa được Bộ Công thương công nhận những dòng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu dẫn đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên năm 2022 gồm nước cốt, sinh tố, mứt trái cây, thương hiệu Lafresh Đà Lạt có thêm động lực mới để nỗ lực nâng cao giá trị, vươn xa hơn nữa trong chiến lược sản xuất, kinh doanh của mình. 
Theo Giám đốc Công ty TNHH Lafresh Đà Lạt Hồ Cao Huy Bảo, sự kiện thương hiệu Lafresh Đà Lạt được Bộ Công thương công nhận dẫn đầu khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã đánh dấu bước phát triển nhanh chóng sau 7 năm thành lập. Đó là kết quả từ 800 triệu đồng vốn điều lệ tăng lên 1,2 tỷ đồng, doanh thu mỗi năm từ vài tỷ đồng tăng lên hàng chục tỷ đồng. Quy mô chế biến các dòng sản phẩm từ nước ép trái cây với nhà xưởng vài trăm mét vuông mở rộng thành nhà máy dây chuyền hiện đại, khép kín trên tổng diện tích mặt bằng 1.700 m2, tọa lạc tại làng hoa Xuân Thành thuộc vùng ven đô Đà Lạt, đạt công suất thiết kế giai đoạn 1 với 2 triệu chai sản phẩm mỗi năm, dung tích mỗi chai từ 350 ml đến 4 lít. Hệ thống quản lý chất lượng ở đây đạt các tiêu chuần ISO, quy trình chế biến an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. “Để trở thành một trong những thương hiệu của tỉnh Lâm Đồng có sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Công ty TNHH Lafresh Đà Lạt chúng tôi đã vượt qua những thử thách giai đoạn đầu khởi nghiệp về tiếp cận thị trường, đa dạng hóa từ 3 dòng sản phẩm cốt lõi nước cốt, sinh tố và mứt, các loại trái cây nguyên liệu đầu vào với yêu cầu chọn lọc khắt khe từ nông trại sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP của các vùng nông nghiệp sinh thái thành phố Đà Lạt nói riêng, trong tỉnh Lâm Đồng nói chung…”, ông Hồ Cao Huy Bảo cho biết.
Theo đó, Lafresh Đà Lạt sau một vài năm đầu thành lập đã tập hợp được đội ngũ kỹ sư vừa có trình độ chuyên môn vừa có kinh nghiệm sản xuất, chế biến các loại nước ép trái cây, bên cạnh những lao động chính có tay nghề thành thạo; bộ phận hành chính với những nhân sự có năng lực thực tiễn và kiến thức được trang bị từ các trường đại học chuyên ngành kinh tế trong nước đã cùng nỗ lực phối hợp, phân công khảo sát, phân tích, nghiên cứu và đưa ra dự báo sát hợp với nhu cầu thị trường theo từng thời điểm trong năm. Qua đó, Lafresh chọn hướng sản xuất, chế biến từ các mặt hàng trái cây các loại đặc sản Đà Lạt đến mở rộng chế biến các loại trái cây trong cả nước với chất lượng đặc trưng khác biệt, mẫu mã đẹp, đáp ứng thị hiếu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Cụ thể, Lafresh không chỉ tập trung chế biến các mặt hàng đặc sản Đà Lạt nói riêng, của trái cây Việt Nam cung cấp thị trường trong nước và ngoài nước như mứt, nước cốt, sinh tố dâu tây, dâu tằm, đào lông, phúc bồn tử, táo…, mà còn chế biến các loại trái cây thu hoạch quanh năm trong các huyện, thành còn lại trong tỉnh Lâm Đồng như tầm bóp, chanh dây, cũng như chế biến phần lớn các loại trái cây trong nhiều vùng nông nghiệp cả nước như xoài, ổi, việt quất, cam, mãng cầu xiêm, dừa, sả, gừng…
Tổng cộng đến nay có hơn 70 dòng sản phẩm nước cốt, sinh tố và mứt trái cây chế biến thương hiệu Lafresh phân phối hơn 7.000 điểm bán hàng, hệ thống siêu thị trong các đô thị lớn trong nước, chuỗi hàng ngàn nhà hàng, khách sạn, cửa hàng café, trà sữa tiêu biểu các vùng miền… Trong đó, tính riêng nguyên liệu đầu vào sản xuất, thu hoạch hàng tháng từ 7- 8 tấn phúc bồn tử, 10 tấn dâu tây của các vùng nông nghiệp Đà Lạt đưa vào Công ty TNHH Lafresh Đà Lạt chế biến các sản phẩm mứt, nước cốt, sinh tố vừa được xếp hạng 4 sao OCOP cấp tỉnh Lâm Đồng đợt I năm 2022. Riêng vùng nông nghiệp huyện Cát Tiên, thương hiệu Lafresh đang xây dựng và phát triển chuỗi liên kết hàng chục hộ dân sản xuất 20 ha tầm bóp, chanh dây, hàng tuần thu hoạch và đưa về nhà máy Lafresh tại làng hoa Xuân Thành, Đà Lạt chế biến từ 1- 2 tấn nguyên liệu…
Dây chuyền nhà máy Lafresh khép kín trong diện tích 700 m2 từ khu vực phối chế nguyên liệu đến khu vực chiết rót, hoàn thiện sản phẩm, dán nhãn, đóng thùng… vận hành bởi 15 công nhân kỹ thuật cao. Tuy nhiên, so với nhu cầu thị trường tiêu thụ, nhà máy cần đầu tư mở rộng dây chuyền, thiết bị, tăng công suất vượt hơn nữa trong vài năm tới. Bởi vậy, để chủ động nguồn nguyên liệu chế biến, thương hiệu Lafresh đã đầu tư mở rộng sản xuất dâu tằm, tầm bóp, chanh dây… trên diện tích 10 ha khu vực ngoại thành Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Chiến lược trong tương lai gần, thương hiệu Lafresh hướng tới dẫn đầu cả nước về các sản phẩm pha chế nước trái cây của tỉnh Lâm Đồng nói riêng, cả nước nói chung.
Theo LĐ online

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo