Một số ngành, nghề, được coi là có cơ hội thu hút từ sự dịch chuyển dòng vốn FDI của khu vực Châu Âu được liệt kê, gồm công nghệ, sản xuất, dược phẩm, năng lượng.
Một số liệu cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực trong nhận định tình hình chuyển dịch dòng vốn FDI từ các nước về Việt Nam cũng như thể hiện niềm tin lạc quan và thị trường kinh doanh tại Việt Nam là gần 90% doanh nghiệp Đức tham gia khảo sát không có ý định giảm đầu tư tại Việt Nam, thậm chí khoảng một nửa số doanh nghiệp còn dự định mở rộng đầu tư tại thị trường Việt Nam…Dù bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều triển vọng thu hút FDI. Hiện tại, Việt Nam đón đầu dòng vốn đầu tư tái định vị sản xuất của nhiều công ty đa quốc gia, doanh nghiệp trong nước có cơ hội được tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Dự kiến đầu tư nước ngoài vẫn tăng trưởng trong năm 2021 và sẽ bứt phá trong năm 2022 khi các quốc gia đang dần mở cửa nền kinh tế, thích ứng với điều kiện bình thường mới…
Tại Hội nghị, đại diện các địa phương đã tập trung đánh giá tình hình thực tế trong công tác thu hút nguồn vốn FDI, trong đó những khó khăn vướng mắc gây cản trở công tác thu hút đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư được chú trọng phân tích. Nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn đó được nhận định vẫn là bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã và đang diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến công tác thu hút FDI, việc nghiên cứu và áp dụng triển khác các hình thức xúc tiến đầu tư mang tính khoa học, phù hợp với thực tiến đôi khi chưa được triển khai mạnh mẽ…Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đưa ra nhiều góp ý quan trọng về nghiên cứu áp dụng các cơ chế, chính sách các phương thức xúc tiến đầu tư mới, nhằm thu hút hiệu quả hơn nữa ngồn vốn FDI trong thời gian tới, cũng như đón đầu thành công dòng vốn FDI vào Việt Nam; tếp tục để các doanh nghiệp nước ngoài thấy Việt Nam vẫn là thị trường kinh doanh hiệu quả và tiềm năng đối với các doanh nghiệp…
Với kết quả thu tích cực thu nhận được từ Hội nghị, Cục Đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục nghiên cứu các ý kiến từ phía địa phương và cùng phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác thu hút FDI.
Không chỉ nhận định một chiều về kết quả khả quan trong thu hút FDI giai đoạn vừa qua, những nguyên nhân cụ thể như thiếu sự đa dạng và ổn định của các yếu tố đầu vào cũng như chi phí sản xuất tăng cao; cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội chưa đáp ứng được xu thế toàn cầu hóa; năng lực chuỗi cung ứng và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh và hợp tác của nhà đầu tư nước ngoài…cũng được Cục Đầu tư nước ngoài nhận định và phân tích. Bên cạnh đó, giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đang tồn tại cũng được nhấn mạnh đó là việc tiếp tục thúc đẩy đơn giản hóa các thủ tục hành chính để đón nhận các dòng vốn từ các Tập đoàn lớn chuyển dịch vào Việt Nam. Thành lập các Tổ Công tác chuyên trách để đàm phán, hỗ trợ cho các Dự án lớn. Tăng cường năng lực nội tại của doanh nghiệp trong nước và kết nối với doanh nghiệp nước ngoài, sẵn sàng tham gia chuỗi sản xuất…
Để chuẩn bị giải pháp thu hút vốn FDI trong thời gian tới, các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện quyết liệt các giải phát trong Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Việt Nam đã tập trung chuẩn bị đội ngũ lao động có tay nghề để đón đầu, đáp ứng được yêu cầu về năng lực cho những dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao và áp dụng các gói ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt, vượt trội để thu hút các dự án lớn, có chất lượng cao của các Tập đoàn đa quốc gia.