Hà Nội: Nỗ lực phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân

Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân

Trong 5 năm qua, các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân được TP. Hà Nội tập trung hoàn thiện. Thành phố luôn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển, coi “Doanh nghiệp là động lực và chìa khóa phát triển bền vững kinh tế của Thủ đô”.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triểnSau 5 năm thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 1/11/2016 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu, vận dụng sáng tạo, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.

Riêng với vấn đề phát triển khu vực kinh tế tư nhân, Thành phố và các cấp, các ngành đã chú trọng đến công tác hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khu vực tư nhân phát triển, coi “Doanh nghiệp là động lực và chìa khóa phát triển bền vững kinh tế của Thủ đô”.

Các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân được tập trung hoàn thiện, cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, nền hành chính công hiện đại được tăng cường, góp phần tạo môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển.

Về số doanh nghiệp thành lập mới, sau khi Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018, môi trường kinh doanh, điều kiện gia nhập thị trường thông thoáng hơn đã tạo điều kiện cho số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố liên tục tăng. Từ năm 2018 đến hết năm 2020 (3 năm), Thành phố có 79.434 doanh nghiệp thành lập mới, trong đó năm 2018 có 25.742 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 5% so với năm 2017), năm 2019 là 27.114 doanh nghiệp (tăng 8%).

Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tốc độ doanh nghiệp đăng ký mới giảm so với cùng kỳ, Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho 26.578 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 409.291 tỷ đồng (giảm 2% về số lượng doanh nghiệp và tăng 6% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước).

Theo Cục trưởng Cục Thống kê TP. Hà Nội Đậu Ngọc Hùng, trong tháng 10/2021, Thành phố có 2.298 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 37,1 nghìn tỷ đồng, tăng 71%; thực hiện thủ tục giải thể cho 292 doanh nghiệp, tăng 48%; 1.332 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 81%; 1.060 doanh nghiệp trở lại hoạt động, gấp 2 lần cùng kỳ năm trước.

Cộng dồn 10 tháng năm 2021, Hà Nội có 19,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 275,2 nghìn tỷ đồng, giảm 2%; thực hiện thủ tục giải thể cho 2,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 26%; 11 nghìn doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 17%; 9,1 nghìn doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 76%.

Điểm neoTình hình doanh nghiệp 10 tháng năm 2021 (so với cùng kỳ năm trước). Nguồn Cục Thống kê TP. Hà Nội

Về quy mô doanh nghiệp trên địa bàn, phần lớn doanh nghiệp của Hà Nội có quy mô nhỏ và vừa, chiếm 97% trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và tập trung chủ yếu ở các ngành thương mại dịch vụ cần ít vốn đầu tư, chuyển đổi nhanh. Đây cũng là điểm đặc thù của doanh nghiệp Hà Nội.
Năm 2021, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đặc biệt là thời điểm giãn cách xã hội kéo dài trong quý III khiến nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp tư nhân gặp không ít khó khăn. Trước tình hình này, Hà Nội đã tổ chức 2 cuộc đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn nhằm tháo gỡ và  đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Lãnh đạo TP. Hà Nội đã đưa ra cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn. Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, bới tiềm năng, lợi thế và chính sách ưu việt của mình, Hà Nội sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để chào đón và thu hút các nhà đầu tư. Chính quyền Thành phố Hà Nội cam kết sẽ bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.

Đồng thời cũng khẳng định luôn đồng hành, kiên trì, quyết liệt tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn đại dịch để tăng tốc, bứt phá mạnh mẽ hơn nữa trong giai đoạn tới.

Nguồn thu hút lao động, tạo việc làm và thu nhập

Khu vực kinh tế tư nhân đang có những đóng góp hiệu quả về tạo việc làm cho lao động tại Hà Nội. Lao động khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tại Hà Nội hiện nay chiếm khoảng gần 80% tổng số lao động, trong đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò dẫn đầu trong việc thu hút lực lượng lớn lao động. Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và tăng trưởng, các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Thành phố còn là nguồn thu hút lao động, tạo ra việc làm và thu nhập cho đại bộ phận người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Doanh nghiệp tư nhân cũng đóng góp ngày càng quan trọng vào ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu ngân sách chủ yếu và lâu bền, thể hiện vai trò của doanh nghiệp trong sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô. Năm 2018, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng góp vào ngân sách nhà nước gần 192 nghìn tỷ đồng, tăng 5,5% so với năm 2017, bình quân mỗi năm giai đoạn 2016 2018 đóng góp vào ngân sách tăng 13,5%/năm. Giai đoạn 2018-2020, với quy mô doanh nghiệp tăng nhanh cùng kết quả sản xuất kinh doanh tốt, mức đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp cũng tăng qua các năm.

Số lượng doanh nghiệp tăng nhanh đã tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tiếp tục được cải thiện. Năm 2018, thu nhập bình quân 1 lao động trong doanh nghiệp đạt 9,8 triệu đồng/tháng, tăng 11,4% so với năm 2017 và gấp 2,85 lần so với giai đoạn trước năm 2015, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 11,5%/năm.

Về đóng góp của khu vực tư nhân vào GRDP và vốn đầu tư phát triển, doanh nghiệp khu vực tư nhân đóng góp trên 39% trong GRDP. Mức tăng bình quân của giai đoạn 2016-2020 là 28,6%, vốn đăng ký bình quân của doanh nghiệp mới khoảng 13 tỷ đồng/doanh nghiệp.

Hà Nội cũng đang tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ công tác thoái vốn, sắp xếp, cổ phần hóa tại các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Đến nay đã phê duyệt kế hoạch và thực hiện các bước theo quy trình cổ phần hóa đối với 12 doanh nghiệp; rà soát để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh hình thức chuyển đổi.

Sau 5năm thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW, TP. Hà Nội đánh giá khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng chậm, phần lớn quy mô nhỏ và siêu nhỏ; mức tăng vốn thấp hơn bình quân chung cả nước; mức tăng doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp còn thấp.

Vì vậy, chính quyền Thành phố đã và đang nỗ lực, thực hiện đồng bộ các biện pháp để kiểm soát dịch bệnh sớm nhất và nhanh nhất; tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn để duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tác động tiêu cực từ dịch bệnh. Tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, tập trung cải cách thủ tụĐiểm neoc hành chính…

Hà Nội cũng đã có kế hoạch về phục hồi và phát triển kinh tế Điểm neothích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 năm 2022 và 2023 với mục tiêu chính là hỗ trợ và tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc và điểm nghẽn nhằm phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.

Theo Chinhphu.vn

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo