Doanh nghiệp TP.HCM khó đáp ứng Bộ tiêu chí sản xuất an toàn

Khách mời tham dự hội thảo công bố kết quả nghiên cứu về "Giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách phục hồi sản xuất, kinh doanh đảm bảo mục tiêu kép của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM" sáng nay (23/10).
Khách mời tham dự hội thảo công bố kết quả nghiên cứu về "Giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách phục hồi sản xuất, kinh doanh đảm bảo mục tiêu kép của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM" sáng nay (23/10).
Khách mời tham dự hội thảo công bố kết quả nghiên cứu về “Giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách phục hồi sản xuất, kinh doanh đảm bảo mục tiêu kép của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM” sáng nay (23/10).
Các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM đã đưa ra nhiều kiến nghị để có thể phục hồi tốt sau khi thành phố mở cửa trở lại.

Tại Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu về “Giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách phục hồi sản xuất, kinh doanh đảm bảo mục tiêu kép của doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM” do Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ tổ chức ngày 23/10, các doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM đã đưa ra nhiều kiến nghị để có thể phục hồi tốt sau khi thành phố mở cửa trở lại.

Doanh nghiệp khó đáp ứng Bộ tiêu chí sản xuất an toàn

Từ ngày 5/10 -15/10, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ khảo sát 100 doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp FDI) trong và ngoài khu công nghiệp tại TP.HCM về thực hiện “Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại của TP.HCM”. Chỉ có 42,1% doanh nghiệp đánh giá tính khả thi của Bộ tiêu chí này. Riêng các tiêu chí về mô hình sản xuất “3 tại chỗ”, thẻ xanh vaccine”, kiểm soát nơi lưu trú của người lao động, quy định về mật độ/khoảng cách làm việc… khó thực hiện và đang gây trở ngại cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Trung, đai diện cho một doanh nghiệp FDI ở Khu công nghệ cao (TP.Thủ Đức) cho biết, hầu hết các doanh nghiệp chỉ đáp ứng được 50% các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 của Thành phố.

Theo ông Trung, doanh nghiệp đã chủ động lên kế hoạch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, triển khai mã QR để quản lý việc di chuyển của người lao động… trước khi thành phố áp dụng đồng bộ các quy định này. Khi dịch bệnh bùng phát, doanh nghiệp cũng nhiều lần đưa ra các phản ánh, kiến nghị về tình hình phòng, chống dịch tới cơ quan chức năng nhưng không được thực hiện do vướng chính sách. Do đó, doanh nghiệp mong muốn được trao quyền chủ động trong công tác phòng chống dịch.

Ông Nguyễn Văn Trung cho biết: “Đối với doanh nghiệp, an toàn lao động đặt trên hết nên doanh nghiệp rất sẵn sàng, chủ động trong công tác phòng chống dịch. Chúng tôi đã có rất nhiều cuộc họp với các ban ngành của khu công nghệ cao, ban quản lý khu chế xuất… và doanh nghiệp lúc nào cũng đề xuất hãy để cho họ tự kiểm soát”.

Ông Nguyễn Văn Thứ, Tổng Giám đốc Công ty G.C Food cho rằng, nhiều địa phương cần thay đổi quan điểm là doanh nghiệp có nhân viên F0 sẽ thành nguồn lây lan dịch bệnh, cần có quy định cụ thể khi có F0 thì phải làm sao chứ không thể đóng cửa sản xuất. Cả nước đã chia mức độ an toàn thành các vùng xanh, vàng, cam và đỏ thì cũng cần phải quy định rõ ràng các hoạt động được trở lại theo từng vùng, tránh tình trạng những doanh nghiệp có cơ sở sản xuất tại nhiều địa phương không theo kịp các văn bản quy định về phòng, chống dịch.

Ông Thứ đề xuất cần ban hành Bộ tiêu chí nhất quán từ trung ương đến địa phương để doanh nghiệp yên tâm sản xuất và đáp ứng tiêu chí phòng dịch: “Hiện nay, mở cửa ‘3 tại chỗ’ cũng còn rủi ro mà ‘2 địa điểm 1 cung đường’ cũng sợ, bởi nguy cơ nhân viên mắc COVID-19 rất cao. Để chủ doanh nghiệp yên tâm trong mở cửa sản xuất thì hành lang pháp lý rõ ràng, không thể để doanh nghiệp hiểu sao cũng được”.

Doanh nghiệp chủ động gỡ khó

Khảo sát cũng cho thấy, có 46,1% doanh nghiệp đang trong tình trạng rất khó khăn về vốn, lao động, chuỗi cung ứng nguyên liệu, thị trường tiêu thụ… Theo nhiều doanh nghiệp, vấn đề nan giải nhất hiện nay là chi phí sản xuất tăng do phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, trở ngại trong vận chuyển hàng hóa liên tỉnh và thiếu hụt nguồn lao động. Hầu hết doanh nghiệp ở TP.HCM đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng chỉ hơn 1/5 doanh nghiệp được nhận hỗ trợ về miễn, giảm, giãn thuế phí và cơ cấu nợ hoặc giảm tiền điện, nước.

Công nhân làm việc tại một doanh nghiệp sản xuất cà phê hoà tan ở TP.HCM (Ảnh: Lệ Hằng)

Công nhân làm việc tại một doanh nghiệp sản xuất cà phê hoà tan ở TP.HCM (Ảnh: Lệ Hằng)

Ông Phạm Văn Việt – Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM cho biết, Hội đã đề xuất với Thành phố để các doanh nghiệp chủ động liên hệ người lao động đã trở về các địa phương và có phương án đón họ trở lại. Hội cũng tài trợ chi phí đi lại, ăn uống, nơi ở, đề xuất ưu tiên nguồn vaccine… để hỗ trợ người lao động giai đoạn đầu. Quan trọng nhất, doanh nghiệp phải thích nghi trong tình hình mới thay vì chờ các chính sách hỗ trợ.

Ông Phạm Văn Việt cho biết: “Đúng là tất cả các doanh nghiệp đang gặp khó khăn nhưng trong tình hình hình mới thì chúng ta không thể xem nhẹ việc chống dịch, vì yếu tố quan trọng nhất trong ngành may và các ngành sản xuất khác vẫn là nhân lực. Muốn phục hồi tốt, phải chủ động và linh hoạt chống dịch”.

Doanh nghiệp tại TP.HCM hiện đang phải ứng phó với tình thế khó khăn sau một thời gian dài giãn cách. Trong 100 doanh nghiệp được khảo sát, chỉ có 44% doanh nghiệp có kế hoạch phục hồi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, 29% doanh nghiệp phục hồi phần lớn các hoạt động sản xuất kinh doanh, 31% doanh nghiệp chỉ phục hồi một phần; 24% doanh nghiệp chưa xác định thời gian phục hồi sản xuất và 8% doanh nghiệp có kế hoạch chuyển một phần đơn hàng sang nước khác hoặc nơi khác.

Theo VOV.VN

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo