Di Linh: Chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với các địa phương (Lâm Đồng)

Ông Đinh Văn Tuấn - Bí thư Huyện ủy Di Linh giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của huyện Di Linh với lãnh đạo quận Bình Thạnh

Ông Đinh Văn Tuấn - Bí thư Huyện ủy Di Linh giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của huyện Di Linh với lãnh đạo quận Bình Thạnh

Ông Đinh Văn Tuấn – Bí thư Huyện ủy Di Linh giới thiệu về tiềm năng, lợi thế của huyện Di Linh với lãnh đạo quận Bình Thạnh

XÁC ĐỊNH RÕ TIỀM NĂNG
Theo đánh giá của huyện Di Linh, địa phương có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển. Cụ thể, huyện Di Linh có điểm giao nhau của QL20 và QL28; cách TP Hồ Chí Minh 220 km, Đà Lạt 75 km; cách sân bay Liên Khương 45 km; cách TP biển Phan Thiết 100 km; cách Đắk Nông 90 km. Diện tích tự nhiên trên 161.000 ha – đây là địa phương có diện tích rộng nhất và dân số đông thứ ba trong các địa phương thuộc tỉnh Lâm Đồng (sau TP Đà Lạt và huyện Đức Trọng).
Di Linh, nằm ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển, trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao, với nền khí hậu ôn hòa quanh năm, thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc á nhiệt đới, nhiệt đới và phát triển du lịch. Ngoài ra, Di Linh còn có vùng nguyên liệu cà phê Robusta rộng nhất tỉnh Lâm Đồng (44.853 ha); sản phẩm cà phê nhân Di Linh đã được Bộ Khoa học và Công nghệ công nhận nhãn hiệu từ năm 2008 và hiện có nhiều sản phẩm cà phê rang xay đạt chất lượng cao; nơi đây có nhiều loại cây trồng mang thế mạnh đặc trưng như bơ, sầu riêng, mắc ca, hồ tiêu…
Bên cạnh đó, các chỉ số phát triển kinh tế – xã hội của huyện Di Linh hiện nay cũng có nhiều khởi sắc. Cụ thể, tốc độ tăng bình quân tổng giá trị sản xuất trên địa bàn 5 năm giai đoạn 2016 – 2020 đạt 8%. Cơ cấu kinh tế đã có chuyển dịch hợp lý theo hướng giảm dần tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lĩnh vực thương mại dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) và xây dựng. Hệ thống giao thông đường bộ đã được cải thiện, từng bước có sự gắn kết giữa mạng lưới quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường giao thông nông thôn. Hạ tầng công nghiệp đang từng bước phát triển; các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất CN- TTCN hoạt động khá hiệu quả ở các ngành nghề như sản xuất cơ khí, dệt, may, đan lát,… và một số ngành nghề truyền thống…
Hạ tầng xã hội của huyện Di Linh cũng mang nhiều yếu tố đặc trưng. Di Linh có 65.000 người dân tộc thiểu số của 28 dân tộc cùng sinh sống, chiếm 41% dân số toàn huyện. Địa bàn này được xem là cái nôi văn hóa của người K’Ho ở Tây Nguyên.
Hạ tầng công nghiệp từng bước phát triển, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất CN – TTCN hoạt động khá hiệu quả ở các ngành nghề cơ khí, rang xay, may mặc, đan lát,… và một số ngành nghề truyền thống được duy trì và phát triển. Trong giai đoạn 2016 – 2020 phát triển được 1 cụm công nghiệp (CCN) Gia Hiệp, với tỷ lệ lấp đầy 100%, đang hoàn thiện hồ sơ CCN Tam Bố để kêu gọi thu hút đầu tư; bổ sung thêm quy hoạch các CCN Liên Đầm – Tân Châu, Hoà Ninh, Gia Bắc. Sản xuất CN – TTCN và xây dựng có bước chuyển biến rõ rệt. Toàn huyện có 231 doanh nghiệp, cơ sở chế biến, kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực CN – TTCN.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN PHÙ HỢP VỚI XU THẾ
Huyện Di Linh hướng tới phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vùng huyện được xây dựng đồng bộ. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch canh nông, du lịch văn hoá cộng đồng. Phát triển rừng gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Ưu tiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp thông minh, hình thành các trang trại quy mô lớn gắn với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.
Hỗ trợ sản xuất, kinh doanh nhằm thu hút doanh nghiệp đến với Di Linh. Huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tăng tỷ lệ lấp đầy 2 cụm công nghiệp hiện nay tại xã Gia Hiệp (quy mô 21,74 ha) và xã Tam Bố (quy mô khoảng 30 ha); phát triển mới các cụm công nghiệp ở phía Tây Bắc của huyện: tại xã Tân Châu – Liên Đầm (quy mô tối thiểu khoảng 70 ha trở lên), tại xã Hòa Ninh (quy mô khoảng 35 ha trở lên) và xã Gia Bắc (quy mô khoảng 70 ha trở lên).
Xác định cà phê vẫn là cây chủ lực, mũi nhọn theo hướng giảm dần diện tích, nâng năng suất bình quân, tăng diện tích cà phê được cấp chứng nhận 4C, UTZ; xây dựng và quảng bá thương hiệu cà phê Di Linh gắn với chương trình mã hóa vùng trồng để nâng cao giá trị sản phẩm cà phê; kết hợp đẩy mạnh trồng xen các loại cây ăn quả, cây lấy hạt nhằm tăng thu nhập trên đơn vị diện tích…
Sau nhiều nỗ lực, huyện Di Linh đã ký kết hợp tác phát triển với quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh). Ông Đinh Văn Tuấn – Bí thư Huyện ủy Di Linh khẳng định: “Việc hợp tác nhằm mục tiêu phát huy tiềm năng, thế mạnh của quận Bình Thạnh và huyện Di Linh để phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội. Hiện, hai địa phương đã ký kết hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2022 – 2025”.
Theo đó hai địa phương sẽ tập trung hợp tác ở 5 nội dung chính gồm: cải cách hành chính; phát triển kinh tế – du lịch; quy hoạch, phát triển đô thị; văn hóa – xã hội và trao đổi kinh nghiệm về công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Đây là sự kiện mở đầu, đánh dấu bước ngoặt cho hướng đi đúng của huyện Di Linh, đồng thời mở cửa để việc hợp tác với các đơn vị, địa phương ngày càng thêm phong phú và đa dạng.
Theo Báo Lâm Đồng

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo