Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk: Hai doanh nghiệp đề xuất đầu tư khu đô thị 68ha - CafeLand.Vn

Đắk Lắk: Hai doanh nghiệp đề xuất đầu tư khu đô thị 68ha - CafeLand.Vn

Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, kết nối các trung tâm phát triển vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và tam giác phát triển Lào – Việt Nam – Campuchia. Là đô thị loại I mang những đặc trưng cơ bản của một đô thị trung tâm đa chức năng, có sức lan tỏa về kinh tế và văn hóa, thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của vùng Tây Nguyên và cả nước. Có hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không thuận tiện kết nối các đô thị lớn của vùng Tây Nguyên (Pleiku, Kon Tum, Gia Nghĩa, Đà Lạt) với các trung tâm phát triển, cảng biển vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và khu vực tam giác Lào – Việt Nam – Campuchia.

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm ở trung tâm hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên gắn với nhiều di tích thắng cảnh, lịch sử văn hóa cấp quốc gia, là vùng đất cao nguyên quy tụ 47 dân tộc anh em với nền văn hóa đặc sắc của những lễ hội truyền thống, những bản trường ca hào hùng và một không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cùng với tiềm năng về đất đai, khí hậu của cả vùng Tây Nguyên về phát triển các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu, ca cao, bơ…, thành phố Buôn Ma Thuột có nhiều tiềm năng, thuận lợi để phát triển về du lịch, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, kết nối giao thương và hợp tác quốc tế.

Để tạo điều kiện cho thành phố Buôn Ma Thuột phát triển, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 với các nhóm giải pháp, chính sách phân cấp mạnh hơn cho Thành phố và cho phép Thành phố thực hiện thí điểm một số cơ chế mới đối với những vấn đề mà thực tiễn Thành phố đặt ra. Tuy nhiên, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị khóa XII đã chỉ ra rằng mặc dù thành phố Buôn Ma Thuột đã đạt được một số mục tiêu đề ra và có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội, từng bước khẳng định vai trò đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên với mức tăng trưởng tương đối nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu ngân sách tăng khá dẫn đến sự gia tăng của quy mô nền kinh tế… Tuy nhiên, thành phố Buôn Ma Thuột vẫn chưa thực sự đóng vai trò là đô thị trung tâm mang đặc sắc riêng của vùng Tây Nguyên; chưa thực sự trở thành một cực tăng trưởng với những tác động lan tỏa tích cực tới các tỉnh khác trong Vùng xét trên các khía cạnh như: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu ngân sách; mức độ đạt được các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc tỉnh; tốc độ xây dựng các khu đô thị mới, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; sự kết nối với các tỉnh khác trong địa bàn Tây Nguyên và quốc tế cũng như tác động lan tỏa đối với Vùng của lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục và thể thao…

Để định hướng cho thành phố Buôn Ma Thuột phát triển trong thời gian tới, Bộ Chính trị đã đề ra mục tiêu phát triển Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đó là: “Xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của thành phố, nhất là tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, vị trí địa lý trung tâm vùng, tam giác Lào – Việt Nam – Campuchia. Tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp phần mềm, năng lượng sạch; phát triển dịch vụ, du lịch theo hướng xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc riêng vùng Tây Nguyên; phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái, ứng dụng công nghệ cao; chú trọng ứng dụng khoa học và công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương: “Tăng cường phân cấp quản lý cho thành phố xứng tầm với đô thị trung tâm của Vùng… Tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi để thu hút đa dạng và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế (cả trong nước và ngoài nước) trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất một số cơ chế chính sách mới, đặc thù, phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội hội riêng có của Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và vùng Tây Nguyên để tạo đột phá đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế – xã hội thành phố, nhất là các nhà đầu tư lớn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế” và giao “Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối phợp với Tỉnh ủy Đắk Lắk sớm xây dựng trình Quốc hội đề án cho phép thành phố Buôn Ma Thuột thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, bảo đảm tính thống nhất, tương quan, tương đồng với các thành phố lớn khác trong cả nước”.

Vì vậy, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là cần thiết nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của Thành phố, giúp Thành phố thực hiện được các mục tiêu tại Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị đã đặt ra.

Đề xuất thí điểm 05 chính sách đặc thù cho thành phố Buôn Ma Thuột

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội gồm 8 Điều. Căn cứ 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã được Bộ Chính trị đề ra tại Kết luận số 67-KL/TW và theo đề xuất của tỉnh Đắk Lắk, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định thí điểm 05 chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội khác với quy định hiện hành hoặc chưa có quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực: Quản lý tài chính – ngân sách nhà nước (02 chính sách); Ưu đãi thu hút đầu tư (01 chính sách); Phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch (01 chính sách); Ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt (01 chính sách). Cụ thể như sau:

Chính sách 1: Về mức dư nợ vay của tỉnh Đắk Lắk

Chính sách 2: Về định mức phân bổ chi thường xuyên

Chính sách 3: Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

Chính sách 4: Về quản lý quy hoạch

Chính sách 5: Về ưu đãi đối với chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt

Riêng về chính sách đầu tư, hiện nay Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công đã đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương như phân cấp cho Hội đồng nhân dân, UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án, cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư các dự án lên đến quy mô nhóm A, bao gồm cả các dự án sử dụng vốn đầu tư công. Toàn bộ kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của các địa phương là do hội đồng nhân dân địa phương quyết định phương án phân bổ cụ thể; tổ chức thu hút vốn FDI và vốn đầu tư tư nhân là do địa phương hoàn toàn chủ động và quyết định.

Theo MOIT

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo