Đà Nẵng ưu tiên phát triển 7 lĩnh vực trong lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn

Thể chế quản lý thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và hàm  ý chính sách cho Việt Nam | Tạp chí Quản lý nhà nước

Thể chế quản lý thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trên thế giới và hàm  ý chính sách cho Việt Nam | Tạp chí Quản lý nhà nước

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh cho biết, ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, hoạt động kinh tế từ trước đến nay vẫn chủ yếu dựa trên cách tiếp cận truyền thống, đó là kinh tế tuyến tính. Hàng hóa được sản xuất từ nguyên liệu thô, bán, sử dụng (tiêu dùng) và sau đó hầu hết được thải bỏ như phế thải. Đồng thời, nhiều các sản phẩm tiêu dùng không được sử dụng hết vòng đời của chúng và một số được mua chỉ để sử dụng một lần.

Trong bối cảnh đó, khái niệm kinh tế tuần hoàn (KTTH) xuất hiện và khuyến khích chuyển dần từ mô hình tuyến tính này sang mô hình sử dụng tốt hơn các nguồn lực, không chỉ bền vững hơn, mà còn tạo ra một loạt các cơ hội mới cho chuyển đổi mô hình tăng trưởng toàn diện.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh, đánh giá hiện trạng và phân tích các cơ hội, thách thức để phát triển kinh tế tuần hoàn tại Đà Nẵng cho thấy có nhiều lý do để việc chuyển đổi và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại thành phố là cần thiết. Nó sẽ giúp chấm dứt tình trạng khối lượng chất thải liên tục tăng nhưng không có phương án xử lý hiệu quả và không khai thác được giá trị kinh tế từ chất thải; hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường gây ra bởi mô hình kinh tế tuyến tính đang áp dụng; mang lại những lợi ích trong bối cảnh khan hiếm tài nguyên, biến đổi khí hậu; khai thác được nền tảng công nghệ cao hiện có của thành phố; khắc phục, điều chỉnh những vấn đề về kinh tế – xã hội như dân số già hóa nhanh chóng, tăng trưởng kinh tế không ổn định do ảnh hưởng bởi các rủi ro phi truyền thống, thất nghiệp, việc làm lương thấp, tay nghề thấp, bất bình đẳng thu nhập, bình đẳng giới tính;…

“Trong bối cảnh đó, lãnh đạo thành phố đã giao Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế – xã hội triển khai Nghiên cứu xây dựng và phát triển kinh tế tuần hoàn năm 2021, trong đó đề xuất lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng. Thông qua Hội thảo lần này, thành phố mong muốn công bố, chia sẻ đến các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước quan tâm về kết quả xây dựng Lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn tại Đà Nẵng và bài học kinh ngiệm về thử nghiệm chính sách kinh tế tuần hoàn”, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh nhấn mạnh.

Nói về lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn của thành phố giai đoạn 2022-2030, TS. Huỳnh Huy Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội thành phố cho biết, Đà Nẵng sẽ ưu tiên phát triển 7 lĩnh vực gồm: quản lý chất thải rắn; nguyên liệu; năng lượng; khu công nghiệp sinh thái; tuần hoàn lương thực; tuần hoàn nước và công dân tiêu dùng xanh.

Trong đó, đặt ra 5 mục tiêu tổng quát cần đạt được là giảm khai thác tài nguyên không tái tạo; tăng cường năng lực, kiến thức, kỹ năng kinh tế tuần hoàn trong quản lý nhà nước; cải thiện năng suất, lợi nhuận của doanh nghiệp và nền kinh tế; phát triển kinh tế tuần hoàn trên nền tảng chuyển đổi số; tạo thêm việc làm xanh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

“Đà Nẵng đề ra lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn thành 3 giai đoạn. Trong đó, từ 2022 đến 2025 là giai đoạn khởi động; từ 2025 đến 2030 là giai đoạn phát triển và từ 2030 đến 2045 sẽ tăng tốc, hành động ở quy mô thành phố và dự kiến đến cuối năm 2045 Đà Nẵng sẽ cơ bản đạt được các tiêu chí của một thành phố tuần hoàn”, ông Hòa chia sẻ.

Tại Hội thảo, các chuyên gia cũng đã chia sẻ các kinh nghiệm thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Nhật Bản và một số nước trên thế giới. Từ đó, các chuyên gia kiến nghị, cần sự chung tay của tất cả các bên liên quan từ Chính phủ, doanh nghiệp, người dân trong việc thúc đẩy triển khai kinh tế tuần hoàn tại Đà Nẵng.

Theo MOIT

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo