Chế biến chế tạo tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực, thúc đẩy sản xuất công nghiệp tăng tốc

Vì sao tăng trưởng nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo đạt thấp?

8 tháng qua, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/8/2022 cũng tăng với mức ấn tượng (23,2%) so với cùng kỳ năm 2021. Riêng trong tháng 8, IIP ước tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 16,2%. Tiếp đến là ngành sản xuất và phân phối điện tăng 14,8%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 11%; ngành khai khoáng tăng 10,2%.

Tính chung 8 tháng năm 2022, IIP ước tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 5,5%). Ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4% (cùng kỳ năm 2021 tăng 7%), đóng góp 8,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,8%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 4.2%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Từ đầu năm đến nay, chỉ số IPP so với cùng kỳ năm 2021 tăng ở 61 địa phương và giảm ở 2 địa phương trên cả nước (Trà Vinh giảm 26,6%, Hà Tĩnh giảm 15%).

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 8 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Bia tăng 31,2%; thủy hải sản chế biến tăng 20,7%; linh kiện điện thoại tăng 19,6%; ô tô tăng 13,9%; quần áo mặc thường tăng 12,7%; giày, dép da tăng 12,5%; thuốc lá tăng 9,6%.

Ở chiều ngược lại, các sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước là: Sắt, thép thô giảm 12,3%; ti vi giảm 10,7%; phân hỗn hợp NPK giảm 6%; vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 5,8%; điện thoại di động giảm 5,4%; thức ăn thủy sản giảm 4,9%; khí hóa lỏng LPG giảm 2,4%; dầu mỏ thô khai thác giảm 1%; khi đốt thiên nhiên dạng khí giảm 0,5%.

Theo MOIT

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo