Triển lãm ngành dệt may tại Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp ngoại

Triển lãm ngành dệt may tại Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp ngoại ảnh 1

Triển lãm ngành dệt may tại Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp ngoại ảnh 1Nhiều doanh nghiệp dệt may nước ngoài tham gia triển lãm ngành công nghiệp dệt may tại TPHCM

Ngày 27-7, Bộ Công thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khai mạc triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may, thiết bị và nguyên phụ liệu. Triển lãm đã thu hút 278 doanh nghiệp thuộc 16 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Lê Hoàng Tài, Phó cục trưởng Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại Bộ Công thương nhấn mạnh, dệt may là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực đứng thứ 3 cả nước với kim ngạch xuất khẩu trung bình đạt 40 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành đã đạt 23 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2021.

Không dừng lại đó, ngành dệt may còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn định an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn người lao động với thu nhập cao hơn từ 2-3 lần so với lao động nông nghiệp.

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đang sử dụng khoảng 2,5 triệu lao động với thu nhập trung bình khoảng 3.800 USD/người/năm.

Trong thời gian gần đây, ngành dệt may đang phải đối mặt nhiều khó khăn khi giá trị gia tăng trong sản phẩm dệt may còn ở mức thấp, chưa chủ động được nguyên phụ liệu, chưa đáp ứng được các công đoạn thượng nguồn chuỗi cung ứng mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Mặt khác, năng suất lao động cũng thấp hơn các nước trong khu vực, trình độ công nghệ ở mức trung bình khá.

 
Theo ban tổ chức, triển lãm đã quy tụ nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trong đó đa phần là các quốc gia, vùng lãnh thổ có nền công nghiệp dệt may phát triển như Đức, Hy Lạp, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Đây là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận với những thế hệ công nghệ tiên tiến nhất, thiết bị hiện đại nhất. Từ đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể xác định định hướng đầu tư trong thời gian tới.
Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp uy tín, thúc đẩy mối quan hệ giao thương giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu đạt mục tiêu đặt ra đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu đạt 70 tỷ USD, sử dụng 4 triệu lao động trực tiếp và tạo việc làm cho 1,5 triệu lao động dịch vụ phục vụ ngành.
Theo SGGP

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo