Vốn FDI thực hiện tăng 7,2% so với cùng kỳ 2021 trong 02 tháng đầu năm.

Thu hút FDI tháng 1/2022: Vốn đăng ký tăng thêm tăng 2,69 lần so với cùng kỳ năm trước

Thu hút FDI tháng 1/2022: Vốn đăng ký tăng thêm tăng 2,69 lần so với cùng kỳ năm trước

Tổng vốn đầu tư trực tiếp ước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/2/2022 đã đạt gần 5 tỷ USD, bằng 91,5% so với cùng kỳ năm 2021. Điểm nổi bật, vốn thực hiện của dự án FDI ước đạt 2,68 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hai tháng đầu năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17/21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 3,13 tỷ USD, chiếm 62,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư gần 1,52 tỷ USD, chiếm 30,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các ngành khoa học công nghệ, sản xuất phân phối điện với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 109,6 triệu USD và gần 60 triệu USD.

Về đối tác đầu tư, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 1,7 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 59,3% so với cùng kỳ 2021. Hàn Quốc đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm 28,2% tổng vốn đầu tư. Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 538 triệu USD…

Hai tháng qua, đã có 183 dự án đăng ký đầu tư mới vào Việt Nam với số vốn 631,8 triệu USD. Các dự án đầu tư quy mô lớn đều thuộc về các dự án tăng vốn, như dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (của Singapore), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm gần 941 triệu USD và dự án Công ty TNHH Samsung Electro-mechanics Việt Nam (của Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 920 triệu USD tại Thái Nguyên. Bên cạnh đó, dự án Nhà máy Chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện (Hong Kong, Trung Quốc) cũng điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm gần 306 triệu USD.

Nhìn chung, từ đầu năm đến nay, có 142 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 3,6 tỷ USD, tăng 23,5% về số lượt dự án và tăng gấp hơn 2,2 lần về số vốn so với cùng kỳ. Về góp vốn, mua cổ phần, trong hai tháng đầu năm, có 400 lượt đầu tư theo hình thức này của các nhà đầu tư nước ngoài, giảm 10,1% so với cùng kỳ, nhưng giá trị vốn góp lại đạt 769,6 triệu USD, tăng 41,7% so với cùng kỳ.

Trước đó, Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, tháng đầu tiên của năm 2022, Việt Nam thu hút được 2,1 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, vốn tăng thêm của các dự án điều chỉnh đạt 1,27 tỷ USD, tăng gấp 2,69 lần so với cùng kỳ năm trước.

Tháng 1/2022, có 103 dự án điều chỉnh vốn, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 1,27 tỷ USD, tăng 2,69 lần về số vốn so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, cũng có 206 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, với tổng giá trị vốn góp đạt 443,5 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm trước.

Vốn thực hiện của dự án FDI trong tháng 1 ước đạt trên 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021. Đã có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1/2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 666 triệu USD, chiếm 31,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 481 triệu USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 451 triệu USD. Trong tháng 1/2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 58,9% tổng vốn đầu tư đăng ký…

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, việc Chính phủ ban hành và triển khai kịp thời nhiều giải pháp phù hợp để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh được cho là nguyên nhân cơ bản giúp hoạt động giải ngân các dự án FDI chuyển biến tích cực hơn.

Nhiều ý kiến chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp FDI cũng đánh giá cao về những hỗ trực tích cực từ phía Chính  phủ, các bộ ngành đối với hoạt động kinh doanh – sản xuất của doanh nghiệp.  Bên cạnh đó, công tác hỗ trợ và cung ứng nguồn lao động, phòng chống dịch bệnh hiệu quả của Chính phủ và nhiều địa phương cũng giúp doanh nghiệp chủ động và sẵn sàng hơn trong việc hoặch định, triển khai các chiến lược kinh doanh mới. 

BK

 

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo