Tín hiệu vui từ các FTA – thị trường xuất khẩu của Việt Nam liên tục mở rộng

Các FTA thế hệ mới: 'Đòn bẩy' thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam | Kinh doanh  | Vietnam+ (VietnamPlus)

Các FTA thế hệ mới: 'Đòn bẩy' thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam | Kinh doanh  | Vietnam+ (VietnamPlus)

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, năm 2021 đã có 33 thị trường xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD (tăng 2 thị trường so với năm 2020), 5 thị trường trên 10 tỷ USD, 11 thị trường trên 5 tỷ USD (tăng 3 thị trường so với năm 2020).

Trong năm qua, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đưa vào thực thi chính thức Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA). Bên cạnh đó, việc chú trọng công tác đàm phán mở cửa thị trường, tham gia các FTA, công tác triển khai thực thi các FTA đã đạt hiệu quả tốt.

Đáng lưu ý, với Hiệp định CPTPP, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường thành viên chưa có FTA trước đó với Việt Nam tăng trưởng dương. Cụ thể như xuất khẩu sang Canada đạt 5,3 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm trước; xuất khẩu sang Mexico đạt 4,6 tỷ USD, tăng 44,5%; xuất khẩu sang Peru đạt 560 triệu USD, tăng 84,4%.

Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, Hiệp định EVFTA kể từ khi đưa vào thực thi đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, xuất khẩu sang thị trường EU năm 2021 đạt 40,1 tỷ USD, tăng 14,2% so với năm trước.

Trong năm 2021, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyền cấp C/O mẫu EUR.1 đã cấp 208.653 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 8,1 tỷ USD đi 27 nước EU. Xuất khẩu sang thị trường Vương quốc Anh ghi nhận mức tăng 16,4%, đạt 5,8 tỷ USD. Năm 2021, các cơ quan, tổ chức được uỷ quyền cấp C/O mẫu EUR.1 (UKVFTA) đã cấp 25.519 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch hơn 992 triệu USD.

Năm 2021, xuất khẩu nông, thuỷ sản của Việt Nam cũng tăng trưởng khả quan ở hầu hết các khu vực thị trường. Trong đó, thị trường xuất khẩu trọng điểm đứng đầu vẫn là khu vực thị trường châu Á với tổng kim ngạch đạt 15,4 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Thị trường Trung Quốc đạt  7,55 tỷ USD, tăng 10,1%; Thị trường ASEAN đạt 2,89 tỷ USD, tăng 5,0%; Thị trường Nhật Bản đạt 1,80 tỷ USD, giảm 0,5% và Hàn Quốc đạt 1,19 tỷ USD, tăng 10,5%.  Tiếp đến thị trường châu Mỹ với kim ngạch đạt 4,67 tỷ USD, tăng 20,7% so với năm 2020.

Thị trường tiêu thụ lớn nhất tại khu vực châu Mỹ là Hoa Kỳ cũng đạt 3,92 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ. Xuất khẩu nông, thuỷ sản sang các nước khu vực châu Âu đạt 4,4 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU 3,2 tỷ USD, tăng 11,1%.

Đối với thị trường châu Phi, theo thống kê, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu  nông thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đạt 936 triệu USD, tăng 21,0% so với năm 2020. Thị trường châu Đại Dương kim ngạch 557 triệu USD, tăng 11,7% so với năm 2020.

Ưu đãi thuế quan theo các FTA đã được tận dụng hiệu quả

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA năm 2021 đạt 69,08 tỷ USD, chiếm 32,66% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Trong năm 2021, đã có 1,2 triệu bộ C/O ưu đãi được cấp, tăng 24% về trị giá và tăng 23% về số lượng bộ C/O so với năm 2020.

Thị trường Ấn Độ chiếm tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ AIFTA cao nhất với 68,7%; đứng tiếp theo là thị trường Chile và Hàn Quốc với tỷ lệ tận dụng lần lượt là 61,8% và 51%. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ thị trường Lào và Campuchia không cao do Lào và Campuchia đều là thành viên ASEAN nên doanh nghiệp thường tận dụng ưu đãi trực tiếp từ Hiệp định ATIGA. Tính chung tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA của Việt Nam năm 2021 là 32,66%.

Tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi 32,66% không có nghĩa là hơn 67% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu còn lại của Việt Nam phải chịu thuế cao. Thực tế, thuế nhập khẩu MFN tại một số thị trường đã là 0%, hoặc ở mức rất thấp 1-2%, hoặc tương đương với mức thuế suất ưu đãi đặc biệt theo FTA. Trong các trường hợp này, doanh nghiệp không đề nghị cấp C/O ưu đãi khi xuất khẩu bởi việc có hay không có C/O ưu đãi không tạo sự khác biệt về thuế quan. Chẳng hạn, kim ngạch xuất khẩu đi Singapore có sử dụng C/O mẫu D trong năm 2021 đạt 322,7 triệu USD, chỉ chiếm khoảng 8,13% trong 3,97 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, nguyên nhân chủ yếu là do thuế MFN của nước này đã là 0% nên doanh nghiệp không cần thiết xin C/O ưu đãi khi xuất khẩu. Tương tự, Australia và New Zealand đã áp thuế MFN 0% đối với nhiều mặt hàng thủy sản, do đó mặt hàng thủy sản của Việt Nam không cần C/O khi xuất khẩu sang thị trường hai nước này.

Kim ngạch cấp C/O mẫu CPTPP trong năm 2021 đạt 2,5 tỷ USD, bằng 6,34% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP. Tỷ lệ sử dụng C/O mẫu CPTPP khi xuất khẩu sang các thị trường này không cao là do hầu hết các nước đối tác đều đã có Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam với quy tắc xuất xứ lỏng hơn và mức thuế suất ưu đãi hơn so với CPTPP trong những năm đầu CPTPP có hiệu lực.

Xuất khẩu 2021 “vượt bão” Covid-19, khai thác cơ hội từ các FTA thế hệ mới

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O mẫu EUR.1 sang thị trường EU và Anh không qua cao (lần lượt ở mức 20,18% và 17,19%). Một số nhóm hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi C/O mẫu EUR.1 rất tốt như gạo (100%), giày dép (98,02%), thủy sản (76,9%), nhựa và sản phẩm nhựa (70,63%). Trong thời gian tới, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn có thể tăng hơn nữa do hiện tại, đối với thị trường EU và Anh vẫn đang tồn tại song song 02 ưu đãi GSP và EVFTA/ UKVFTA, doanh nghiệp vẫn đang áp dụng cả 2 cơ chế này khi xuất khẩu hàng hóa sang EU/Anh và lựa chọn C/O mẫu EUR.1 hoặc C/O mẫu A hoặc tự chứng nhận xuất xứ theo cơ chế REX để hưởng ưu đãi thuế quan theo cơ chế tương ứng khi xuất khẩu sang EU/Anh.

Giới chuyên gia nhận định, các hiệp định thương mại tự do, nhất là các FTA thế hệ mới như EVFTA và CPTPP sẽ tiếp tục mở ra những ưu đãi về thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên chuyên nghiệp hơn trên trường quốc tế.

Nhờ đó, xuất khẩu tiếp tục được kỳ vọng là điểm sáng của nền kinh tế, đảm bảo việc làm cho người lao động và giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo MOIT

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo