IFC cung cấp khoản vay trị giá 70 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank)
Nguồn tài trợ dài hạn cùng kinh nghiệm của IFC sẽ hỗ trợ cho nỗ lực tăng cường hơn nữa lĩnh vực kinh doanh khí hậu một cách có hệ thống của HDBank, cho phép chúng tôi mở rộng danh mục đầu tư khí hậu bằng cách phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính liên quan đến khí hậu phù hợp với các thông lệ tốt nhất trên toàn cầu”.
Ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch IFC phụ trách châu Á – Thái Bình Dương cho biết, nâng cao năng lực cho các ngân hàng sẽ giúp mở rộng quy mô thị trường tài trợ khí hậu, hỗ trợ khả năng thích ứng và chống chịu với biến đổi khí hậu, đẩy nhanh sự dịch chuyển sang các mô hình kinh tế phát thải carbon thấp bền vững.
“Khi phục hồi sau COVID-19, Việt Nam sẽ có cơ hội lịch sử để ưu tiên triển khai các giải pháp bền vững và thông minh về khí hậu với sự tham gia nhiều hơn nữa của khu vực tư nhân. Điều này sẽ giúp Việt Nam tái thiết hiệu quả hơn, xanh hơn và bền vững hơn”, ông Alfonso Garcia Mora nhấn mạnh.
Biến đổi khí hậu là một trụ cột chiến lược trong hoạt động của IFC tại Việt Nam. IFC đặt mục tiêu góp phần thúc đẩy tài trợ và thu hút khu vực tư nhân tham gia hành động vì khí hậu và đang hỗ trợ một số ngân hàng thương mại của Việt Nam mở rộng danh mục tài trợ khí hậu.
Trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động về biến đổi khí hậu của Nhóm Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2021-2025, IFC và Ngân hàng Thế giới đang xây dựng một công cụ đánh giá mới – Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển (CCDR) – để giúp Việt Nam gắn hành động về khí hậu với những nỗ lực phát triển rộng hơn. Công cụ này sẽ nhận diện và thiết lập thứ tự ưu tiên đối với những cơ hội hành động về khí hậu có tác động mạnh mẽ để xác định những hoạt động và dự án đầu tư về khí hậu của Nhóm Ngân hàng Thế giới trong năm năm tới.