Lý do bên cạnh sự tiện lợi còn nhằm đảm bảo an toàn trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

53% người dùng cho biết sẽ tiếp tục duy trì thói quen này bởi mua hàng bách hóa trực tuyến đã trở thành một phần trong cuộc sống của họ.

Báo cáo cũng cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa kinh doanh trực tuyến và ngoại tuyến chính là trải nghiệm và kết nối.

Không giống với mua sắm ngoại tuyến, người mua có thể “sờ tận tay, nhìn tận mắt” sản phẩm, môi trường trực tuyến cần nhiều nỗ lực hơn từ các nhà bán hàng để xây dựng “kết nối ảo” với khách hàng.

Do đó, chiến lược Shoppertainment – mua sắm kết hợp giải trí – với nhiều hoạt động đa dạng như livestream, trò chơi trực tuyến, đánh giá sản phẩm thực tế… được cho là “chìa khóa” giúp thương hiệu và nhà bán hàng tháo gỡ được nút thắt này.

Tính tới nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã có hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với 55% trong số đó đến từ các khu vực phi thành thị.

Sự gia tăng số lượng người dùng mới từ các khu vực này là một tín hiệu tích cực về tiềm năng mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh kỹ thuật số nói chung và TMĐT nói riêng.

Những sự thay đổi đáng kể trong hành vi của người tiêu dùng trong thời kỳ giãn cách xã hội đã thúc đẩy sự phát triển ấn tượng của ngành TMĐT trong nước. Tỉ lệ người dùng TMĐT tại Việt Nam có xu hướng tăng cao, với 97% người tiêu dùng mới vẫn đang sử dụng dịch vụ và 99% có ý định tiếp tục sử dụng trong tương lai.

Theo Tạp chí Công thương