Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và các ngành, các cấp, đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã có hơn 70 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3-4 sao.
Cũng theo ông Sử, tất cả 26 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP đợt này là những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu và chứa đựng những nét văn hóa, thế mạnh của từng địa phương, có khả năng mở rộng, liên kết để mở rộng quy mô. Vì vậy, ông Sử đề nghị các chuyên gia tiếp tục hỗ trợ các địa phương, hướng dẫn chủ thể hoàn thiện thêm chất lượng sản phẩm, tiếp tục đầu tư trong khâu thiết kế, trình bày mẫu mã bao bì sản phẩm; quan tâm mở rộng vùng nguyên liệu, quy mô sản xuất, nhất là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua các kênh thương mại điện tử, cũng như tại các điểm du lịch để quảng bá rộng rãi đến người tiêu dùng.
Song hành đó, cần quan tâm nâng cao vai trò kinh tế tập thể nòng cốt là các hợp tác xã, tổ hợp tác. Đẩy mạnh tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực của các chủ thể về mọi mặt, tổ chức sản xuất, quảng bá xúc tiến thương mại đi đôi với chú trọng đổi mới mẫu mã bao bì, công nghệ chế biến, thông tin truy xuất nguồn gốc…
Trên tinh thần Quyết định số 490 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Cà Mau cụ thể hóa Đề án chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và các ngành, các cấp, đến nay, toàn tỉnh Cà Mau đã có tổng số 77 sản phẩm OCOP (đã bao gồm 26 sản phẩm vừa được nâng hạng) được công nhận đạt chuẩn từ 3-4 sao. Trong đó, có 33 sản phẩm OCOP của 24 chủ thể được công nhận trong năm 2020 và 44 sản phẩm OCOP qua 2 đợt bình xét, phân hạng trong năm 2021.
Đầm Dơi và Cái Nước là hai địa phương đứng đầu trong tỉnh Cà Mau khi có nhiều sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3-4 sao. Một số sản phẩm OCOP nổi tiếng của hai địa phương trên chiếm được cảm tình của người tiêu dung, như: dưa Bồn bồn Minh Duy (huyện Cái Nước); dép-ví-thắt lưng làm từ da cá sấu, mắm Mào gà, mắm ruốc xào (huyện Đầm Dơi)…
Theo Báo Nhân dân