Thái Nguyên: Xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử

Chương trình quảng bá trà Thái Nguyên trên TikTok sẽ diễn ra trong 3 ngày với nhiều hoạt động hấp dẫn. Hàng chục nhà sáng tạo nội dung từ TikTok sẽ tham gia chuyến tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa trà địa phương, trực tiếp tham gia các công đoạn hái chè và chế biến trà theo phương pháp truyền thống.

Vào ngày 4/12, đoàn tham quan sẽ đến các đồi chè Khe Cốc, Trại Cài, Tân Cương và tham quan Khu bảo tồn Làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải để trải nghiệm thêm về văn hóa và lịch sử địa phương. Ngày 5/12, đoàn sẽ hoàn thiện các video về hành trình trải nghiệm trà Thái Nguyên để tham gia Festival Nông sản, OCOP Làng nghề gắn kết du lịch – Thái Nguyên 2024, qua đó thúc đẩy quảng bá các sản phẩm nông sản đặc sắc của tỉnh tới đông đảo người tiêu dùng.

Thông qua chương trình này, Thái Nguyên kỳ vọng không chỉ nâng cao giá trị của các sản phẩm chè mà còn phát triển bền vững nền kinh tế nông nghiệp, tạo dựng thương hiệu trà Thái Nguyên trên bản đồ tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Bá Chính, Giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên, khẳng định rằng việc kết nối tiêu thụ sản phẩm chủ lực của tỉnh qua TikTok là một bước đi quan trọng để không chỉ quảng bá hình ảnh xứ chè mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Chúng tôi sẽ hợp tác với TikTok để xây dựng phương án triển khai lâu dài, với mục tiêu chính là tiêu thụ nông sản, đặc biệt là trà – sản phẩm chủ lực của Thái Nguyên.

Theo ông Nguyễn Lâm Thanh – Tổng Giám đốc Tiktok Việt Nam, trong hơn 2 năm qua, đơn vị đã triển khai chuỗi chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để nâng cao năng lực kỹ năng số cho các địa phương. Ở mỗi địa phương đều có các đặc sản, nét văn hóa đặc trưng, những điểm đến, lễ hội hấp dẫn. Tuy nhiên, chưa được khai thác và quảng bá hết tiềm năng.

“Trên nền tảng Tiktok, thông qua những góc máy, cách kể chuyện truyền tải thông tin của các nhà làm nội dung sẽ góp phần lan tỏa. Mục tiêu sẽ xây dựng thương hiệu trà Thái Nguyên, bao gồm cả những nét văn hóa, lịch sử, nguồn gốc trà, từ đó thúc đẩy tiêu thụ để phát triển kinh tế, xã hội”– ông Lâm Thanh nhấn mạnh.

“http://www.moit.gov.vn

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo