Thông báo về việc gửi hồ sơ xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2023

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngành Công Thương, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2023 sử dụng ngân sách Nhà nước theo các nội dung sau:

Về nội dung, đề xuất các nhiệm vụ trọng điểm nhằm thực hiện các yêu cầu do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương và đề xuất giải pháp, lộ trình triển khai trong thời gian tới, tập trung vào các nội dung sau:

Xây dựng và đề xuất các chính sách của ngành Công Thương nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 1375/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 – 2025; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa; Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; Quyết định số 1598/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2017 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thực hiện công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng; Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025”; Quyết định số 1188/QĐ-BCT ngày 04 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2019 về việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành Công Thương.

Điều tra, khảo sát, đánh giá, phân loại chất thải và xây dựng chính sách, quy định, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về tái sử dụng, tái chế và sử dụng chất thải làm nguyên liệu, vật liệu cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các ngành công nghiệp và hoạt động thương mại;

Điều tra, khảo sát, đánh giá các chất POP sử dụng trong các ngành công nghiệp; kiểm kê phát thải UPOP từ các ngành công nghiệp; áp dụng các biện pháp giảm thiểu, thay thế và giảm phát thải, tái sử dụng, tái chế chất thải, bảo vệ môi trường đối với chất POP và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất POP;

Điều tra, khảo sát, đánh giá, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do rò rỉ, phát tán hóa chất độc trong lĩnh vực công nghiệp;

Xây dựng và ban hành tài liệu, sổ tay hướng dẫn quản lý chất thải, kiểm toán chất thải, quản lý môi trường, ứng phó sự cố môi trường trong các ngành công nghiệp;

Đề xuất cơ chế, chính sách phát triển sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nhựa tái chế, sản xuất các sản phẩm nhựa có sử dụng phế liệu nhựa gắn liền với phát triển công nghiệp môi trường; xây dựng và thí điểm mô hình trung tâm thương mại, chợ, siêu thị không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy;

Quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường, xây dựng các giải pháp cải thiện chất lượng môi trường tại các trung tâm năng lượng, cụm công nghiệp, khu công nghiệp tập trung các hoạt động sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao;

Xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường ngành Công Thương.

Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường; quảng bá, thông tin về thị trường sản phẩm của ngành công nghiệp môi trường, các công nghệ, sản phẩm, hàng hóa thân thiện môi trường;

Đối với Hồ sơ đề xuất, thực hiện theo Điều 4 Thông tư số 23/2018/TT-BCT ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ Công Thương quy định quản lý, thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngành Công Thương. Dự toán kinh phí áp dụng theo Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường.

Các nội dung đề xuất phải có mục tiêu rõ ràng, nội dung cụ thể, sản phẩm dự kiến có địa chỉ ứng dụng. Các nhiệm vụ bảo vệ môi trường đề xuất không phải là các dự án có tính chất đầu tư hoặc nghiên cứu khoa học, mua sắm các trang thiết bị phục vụ thực hiện nhiệm vụ và phù hợp với quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-BTC.

Hồ sơ đề xuất nhiệm vụ bảo vệ môi trường đề nghị gửi về Bộ Công Thương (thông qua Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) trước ngày 15 tháng 4 năm 2022 (theo dấu bưu điện).

Địa chỉ: Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024.2221.8322; Fax: 024.2221.8321.

Để thuận lợi cho việc tổng hợp, đề nghị các đơn vị gửi kèm theo bản điện tử của Hồ sơ đề xuất về địa chỉ: tondv@moit.gov.vn.

Theo MOIT

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo