Theo WGSN, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đã làm gián đoạn cách thức mua hàng, với các trở ngại như tình trạng hết hàng, giá tăng và khan hiếm sản phẩm.

Người tiêu dùng ngày càng cảm thấy mệt mỏi với tình trạng thiếu sản phẩm, thời gian sản xuất dài và ngày càng sẵn sàng mất nhiều thời gian để đạt được thứ họ muốn, điều này đánh giá sự trung thành của khách hàng với các thương hiệu.

Các nhà bán lẻ sẽ cần phải tăng tốc các dịch vụ kết hợp với đa kênh và duy trì sự hài lòng của khách hàng.

Với sự thiếu hụt chuỗi cung ứng và ảnh hưởng lâu dài của các sự kiện địa chính trị như cuộc khủng hoảng ở Ukraine, người tiêu dùng sẽ tìm kiếm sản phẩm trên nhiều kênh và nền tảng, chọn cách mua sắm trên các ứng dụng dành cho thiết bị di động, đến các trung tâm mua sắm, cửa hàng, vào các trang web hạ giá,…

Theo một cuộc thăm dò của viện Angus Reid vào tháng 2/2022, 53% người Canada cho biết họ không thể bắt kịp chi phí sinh hoạt, vì ngân sách hộ gia đình đang bị thắt chặt do chi phí hàng hóa thiết yếu tăng. Khoảng 3/4 người Canada cho biết họ đã thay đổi chi tiêu trong những tháng gần đây, đặc biệt là các khoản chi tiêu không thiết yếu và các khoản mua sắm lớn.

WGSN cho rằng tất cả điều này có nghĩa là người tiêu dùng sẽ giảm nhu cầu đối với hàng giá trị cao trong thời gian dài. Những người tìm kiếm hàng giá trị sẽ ưu tiên hàng giảm giá sâu, cắt giảm số lượng mặt hàng họ mua và hướng đến các thương hiệu rẻ hơn.

Xu hướng “#TikTokMadeMeBuyIt” với hàng tỷ lượt xem, đang tạo ra một nhóm người mua sắm hướng đến ứng dụng này để quảng bá, khám phá và dùng thử các sản phẩm mới nhất. Nhóm này được dự báo sẽ thay đổi tiêu dùng trực tuyến rộng rãi hơn.

Theo Media in Canada, chi tiêu cho quảng cáo trên mạng xã hội là lĩnh vực tăng trưởng chính vào năm 2022 . Và các chuyên gia truyền thông đang kỳ vọng đầu tư vào TikTok, đặc biệt là khi Shopify công bố tích hợp với ứng dụng này vào mùa hè năm 2021.

Những người mua sắm trẻ tuổi, khách hàng mua theo đám đông bị ảnh hưởng nhiều bởi những gì họ nhìn thấy trên TikTok. Theo số liệu của Mỹ, 36% thế hệ Z (những công dân của thời đại số hoá) đã mua thứ gì đó họ nhìn thấy trên ứng dụng khi “lướt mạng” vào năm 2021, trong khi 83% sử dụng nền tảng này để đánh giá sản phẩm.

Theo TTXVN