Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam sẽ thực hiện theo 02 trường hợp như sau:
1/ Thẩm định dự án Đầu tư: Khi dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Ủy Ban Nhân Dân, Thủ Tướng Chính Phủ, Quốc Hội.
2/ Đăng ký dự án Đầu tư: Khi dự án có quy mô đầu tư dưới 300 tỷ; Dự án không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện; Dự án đầu tư của Nhà đầu tư Nước Ngoài.
Xin cấp Giấy chứng nhận Đầu tư với Dự án Thẩm định
Đối với các Dự án Thẩm định, trước khi dự án đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư cần được các cơ quan Nhà nước thẩm định và xem xét. Đối với dự án thuộc thẩm quyền của Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh; cần được UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Tương tự với dự án thuộc thẩm quyền của Thủ Tướng Chính Phủ và Quốc Hội.
Đối với Ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Nhà Đầu tư cần xin giấy phép kinh doanh có điều kiện tương ứng với các ngành nghề.
Xin cấp Giấy chứng nhận Đầu tư với Dự án Đăng ký
Đối với các dự án không cần thẩm định; Dự án của Nhà đầu tư Nước Ngoài sẽ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo thủ tục này.
1. Văn bản Pháp Luật điều chỉnh
- Luật đầu tư 2014;
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật đầu tư.
2. Thủ tục xin cấp
Việc xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư sẽ được tiến hành theo 04 bước:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Việc tiếp nhận hồ sơ sẽ do Sở kế hoạch & Đầu tư cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương thực hiện.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Sở kế hoạch & Đầu tư sẽ tiếp nhận và kiểm tra thành phần hồ sơ; Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ thì Nhà Đầu tư sẽ nhận được Giấy tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Phê duyệt hồ sơ
Sau khi thành phần hồ sơ của Nhà Đầu tư đã đầy đủ; Sở kế hoạch sẽ kiểm tra về Nội dung của hồ sơ. Sau 15 ngày làm việc, nếu hồ sơ của Nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sẽ được cấp Giấy chứng nhận;
Nếu hồ sơ của Nhà đầu tư không đáp ứng yêu cầu, Sở kế hoạch sẽ ra thông báo, trả hồ sơ sửa đổi bổ sung. Nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung cần chờ 15 ngày làm việc kế tiếp để Sở kế hoạch xem xét và cấp Giấy chứng nhận (Nếu đáp ứng yêu cầu).
Bước 4: Thực hiện các công việc cần thiết sau khi xin cấp Giấy chứng nhận Đầu tư
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Nhà đầu tư cần phải thực hiện các công việc như sau:
- Thành lập doanh nghiệp trên cơ sở Giấy chứng nhận Đầu tư đã được cấp
- Đăng ký con dấu và khắc con dấu doanh nghiệp
- Công bố doanh nghiệp Thành lập mới
- Xin Giấy phép kinh doanh bán lẻ (Nếu cần thiết)
- Thực hiện các nghĩa vụ về Thuế
3. Hồ sơ xin cấp
- Giấy đề nghị thực hiện dự án Đầu tư;
- Văn bản đề xuất dự án Đầu tư;
- Văn bản chứng minh năng lực tài chính của Nhà Đầu tư;
- Văn bản đề xuất sử dụng đất Nhà Nước hoặc Thỏa thuận thuê địa điểm;
- Văn bản giải trình về sử dụng công nghệ (Nếu sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao)
- Giấy tờ nhân thân, Giấy tờ xác nhận tư cách Pháp lý.