Sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty Origin Munufactures Vietnam (Khu công nghiệp Ðồng Văn II, tỉnh Hà Nam). (Ảnh NGỌC CHÂU)
Trong báo cáo mới công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng, Việt Nam có khả năng đạt mức tăng thu nhập và thương mại cao nhất trong số các thành viên Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Theo WB, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây thiệt hại nặng nề, RCEP có thể giúp giảm bớt tác động tiêu cực của Covid-19 đối với tăng trưởng kinh tế bằng cách hỗ trợ thương mại khu vực và chuỗi giá trị.
Thứ hai là kịch bản RCEP và WB cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, gồm giảm 35% thuế quan đối với hàng hóa nông nghiệp, 25% vào sản xuất hàng hóa và 25% đối với dịch vụ. Thứ ba là kịch bản thúc đẩy năng suất, do mức độ cởi mở cao hơn và chi phí thương mại giảm.
Theo báo cáo của WB, thu nhập thực tế và thương mại của Việt Nam mở rộng nhanh hơn đường cơ sở trong cả các kịch bản thuế quan, cắt giảm các biện pháp phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, cũng như trong kịch bản tăng năng suất. Báo cáo của WB nêu rõ: Trong kịch bản tăng năng suất, gồm cả cú sốc về năng suất, Việt Nam có mức tăng cao nhất trong tất cả các nước thành viên RCEP. Thu nhập thực tế tăng 4,9% so với mức cơ sở, cao hơn mức tăng của toàn khối, trong đó thu nhập thực tế tăng 2,5%. Thương mại cũng tăng mạnh nhất trong kịch bản này, với xuất khẩu tăng 11,4% và nhập khẩu tăng 9,2%.
Trong đường cơ sở, gồm các xu hướng dài hạn và tính đến tất cả các cam kết tự do hóa thuế quan hiện hành trong khu vực (trừ RCEP), thu nhập thực tế ở Việt Nam dự kiến tăng 112,7% trong giai đoạn 2020-2035, với xuất khẩu và nhập khẩu tăng lần lượt là 155,5% và 134,8%. Khi triển khai RCEP với quy tắc xuất xứ và năng suất được đưa lên hàng đầu trong việc cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, thu nhập thực tế còn tăng nhanh hơn, với mức tăng 123,1% trong giai đoạn 2020-2035…
Theo Nhandan