Tiền Giang: Doanh nghiệp đề nghị được đầu tư dự án cảng biển tại cửa sông Vàm Cỏ

Vùng đất hoang hóa ven cửa sông Soài Rạp được quy hoạch xây cảng biển tổng hợp
Các nhà đầu tư này đang trong giai đoạn hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục để các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang và UBND huyện Gò Công Đông nghiên cứu, thẩm định trình UBND tỉnh Tiền Giang xem xét, phê duyệt.

Cuối năm, tỉnh Tiền Giang có tín hiệu vui khi doanh nghiệp vừa nộp hồ sơ đề xuất xây dựng cảng biển từ vùng đất, vùng nước bên trái luồng hàng hải Soài Rạp, đoạn từ cửa sông Soài Rạp (huyện Gò Công Đông) đến cửa sông Vàm Cỏ (giáp tỉnh Long An). Đề xuất này phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt.

Theo Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Tiền Giang, đơn vị này đã tiếp nhận văn bản từ 2 nhà đầu tư đề nghị được thực hiện dự án đầu tư xây cảng biển tổng hợp sông Soài Rạp, tại địa bàn xã Gia Thuận (huyện Gò Công Đông). Đó là công ty TNHH TMDV SONG TOÀN PHÁT (xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang) và công ty cổ phần kết cấu Thép  ATAD (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Trong đó, dự án cảng biển Xoài Rạp do công ty TNHH TMDV SONG TOÀN PHÁT đầu tư có quy mô lớn.

Dự kiến cảng có diện tích từ 110-220 ha, công suất thiết kế 20-25 triệu tấn/năm, bến cảng dài 1.390 mét, cầu cảng rộng 150 mét, bãi container rỗng 40 ha, bãi chờ xe 30 ha, có 6 cần cẩu RTG… với tổng  mức đầu  tư trên 16.200 tỷ đồng.

Riêng dự án Cảng biển Tổng hợp Xoài Rạp của công ty cổ phần kết cấu Thép ATAD có diện tích khu mặt đất là 35,6 ha, khu mặt nước là 72,4 ha; tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng.
Hiện nay, các nhà đầu tư này đang giai đoạn hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục để các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang và UBND huyện Gò Công Đông nghiên cứu, thẩm định trình UBND tỉnh Tiền Giang xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư.

Cộng đồng doanh nghiệp và người dân tỉnh Tiền Giang rất ủng hộ chủ trương xây dựng cảng biển tổng hợp sông Soài Rạp, huyện Gò Công Đông. Bởi từ năm 2014, Cảng biển Tiền Giang thuộc nhóm 12 cảng biển đồng bằng sông Cửu Long được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng đến nay địa phương chưa có cảng biển nào, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa rất khó khăn. Hầu hết các doanh nghiệp đưa hàng xuất khẩu phải đến các cảng biển ở các địa phương khác. Việc xây dựng dự án cảng biển tại vùng ven biển Gò Công cũng tạo mỹ quan và thúc đẩy kinh tế- xã hội khu vực này phát triển.

Theo VOV/ĐBSCL

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo