Nhóm ngành nghề chủ yếu trong các cụm công nghiệp trên là sản xuất hàng may mặc, chăn ga, thảm dệt, thiết bị y tế; sản xuất giấy; thời trang may mặc và giày da, nội thất…
Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa đưa cụm công nghiệp Hà Lĩnh I, huyện Hà Trung 9,4 ha ra khỏi Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Đồng thời, tỉnh này bổ sung 6 cụm công nghiệp tổng diện tích 357,5 ha vào danh sách quy hoạch trên, bao gồm Hà Long II, huyện Hà Trung 74 ha; Tân Thọ, huyện Nông Cống 44,5 ha; Cẩm Sơn tại thị trấn Phong Sơn, xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Thủy 50 ha; Xuân Phú thuộc xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân và xã Luận Thành, huyện Thường Xuân 50 ha; Phú Quý, huyện Hoằng Hóa 74 ha và cuối cùng là cụm công nghiệp phía Tây Nam TP Thanh Hóa tại phường Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa và xã Quảng Trạch, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương 65 ha.
Nhóm ngành nghề chủ yếu trong các cụm công nghiệp trên là sản xuất hàng may mặc, chăn ga, thảm dệt, thiết bị y tế; sản xuất giấy; thời trang may mặc và giày da, nội thất, điện, điện tử, cơ khí, chế biến nông sản, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thức ăn gia súc, gia cầm; các ngành nghề phụ trợ ngành công, nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm và các ngành nghề khác có liên quan theo quy định của Pháp Luật.
Tỉnh Thanh Hóa giao các sở ngành liên quan và UBND các huyện, TP. Thanh Hóa tiến hành các thủ tục thành lập 6 cụm công nghiệp trên để triển khai công tác đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp theo đúng quy định.
Cùng với đó, UBND tỉnh giao UBND huyện các huyện Hà Trung, Nông Cống, Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Thường Xuân, Quảng Xương, Hoằng Hóa và UBND TP Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan đưa vào Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 để bố trí quỹ đất triển khai thành lập cụm công nghiệp trong năm 2022 theo đúng quy định.
Theo MOIT