Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Ấn Độ đạt khoảng 1600 tỷ USD mỗi năm và tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 6,5%, lĩnh vực hậu cần của Ấn Độ đang trải qua quá trình chuyển đổi lớn. Khi thương mại toàn cầu tăng lên, tất cả các công ty logistics lớn đều đang tìm kiếm cơ hội hợp tác và phát triển kinh doanh ở Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch đầu tư 1500 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng, cải thiện kết nối sân bay, bến cảng, đường bộ và đường sắt. Các khoản đầu tư lớn cũng sẽ được thực hiện vào trí tuệ nhân tạo AI, IoT và dữ liệu lớn để chuyển đổi chuỗi cung ứng và ngành hậu cần. Ấn Độ tiếp tục nhấn mạnh cần cải cách hành chính trong lĩnh vực hậu cần nhằm giảm bớt các rào cản trong giao dịch hàng hóa và dịch vụ.
Hơn nữa, để thúc đẩy sự thuận tiện trong kinh doanh và nâng cao chỉ số tạo thuận lợi kinh doanh, Ấn Độ đã ban hành Chính sách Hậu cần Quốc gia (National Logistics Policy – NLP). Chính sách này nhằm mục đích giảm chi phí hậu cần từ mức 13-14% hiện tại về ngang bằng với các nước phát triển khác. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm ở cả thị trường nội địa Ấn Độ và thị trường quốc tế. Xương sống của thương mại quốc tế của là hậu cần, hợp tác phát triển logistics không chỉ tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn giúp ngành sản xuất trong nước và thương mại nội địa.
Thương vụ – Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ mời doanh nghiệp và cá nhân quan tâm tham dự chương trình này, thông tin đăng ký tham dự tại https://www.logix-india.com/overseas-buyers-registration-24, ban tổ chức sẽ xem xét đài thọ cho các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các tiêu chí của BTC, ưu tiên doanh nghiệp đăng ký trước 11/3/2024.