Sự chuyển dịch đầu tư từ nước ngoài có những dấu hiệu tích cực trong thời gian qua, ngay từ cuối năm 2019, một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạt mở rộng hoạt động tại Việt Nam nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hoá xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao. Sau các đợt dịch Covid-19 được khống chế tốt, Việt Nam được xem là điểm sáng trong khu vực cho nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển sản xuất. Bên cạnh đó, việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các DN nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hoá danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia.
Hơn nữa, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất toàn cầu dịch chuyển chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ ra khỏi Trung Quốc. Nhờ đó, một số quốc gia như Việt Nam, Ấn Độ được hưởng lợi từ làn sóng dịch chuyển này. Tuy nhiên, khi mà Ấn Độ đang rất lao đao vì tình hình dịch bệnh lan rộng và số ca tử vong cao đã khiến dòng FDI bị ảnh hưởng rất nặng nề. Việt Nam đang trong quá trình chống đợt dịch thứ tư và diễn biến ngày mỗi khả quan khi công tác phòng, chống đã được toàn thể Nhân dần hướng ứng nghiêm túc và quán triệt mọi Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng, Thành phố, địa phương.
Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 chưa được kiểm soát trên thế giới. Việt Nam đang dần kiểm soát tình hình tại một số địa phương. Đây chính là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn. Khu vực Đông Nam Á và Việt Nam càng hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư trong tương lai. Không chỉ Mỹ mà các nước Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đều kêu gọi và cho biết sẽ hỗ trợ các công ty của mình chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc đầu tư sang Việt Nam. Dự báo, dòng vốn FDI sẽ tiếp tục đổ vào Việt Nam và chảy mạnh hơn nữa vào nước ta trong thời gian tới khi đoạt Covid lần này được khống chế thành công. Vì vậy, các DN phải tích cực, chủ động nắm bắt, khai phá những cơ hội này.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT), khu chế xuất KCX là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn bao gồm khối FDI và các doanh nghiệp trong nước. Đây là những doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn về năng lực sản xuất, xuất khẩu, thu hút lượng lớn lao động và dòng vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, đây là nhóm khách hàng tổ chức đầy tiềm năng đối với những doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh và đầu tư.
Hiểu được nhu cầu đó, Trung tâm XTĐT phía Bắc – IPCN đã xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp đang hoạt động trong các KCN và các cụm công nghiệp (CCN) tập trung tại Việt Nam. Cơ sở dữ liệu bao gồm hơn 50.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong hơn tất cả các KCN, KCX, KKT và hàng trăm CCN tại các địa phương, chiếm hơn 95% số doanh nghiệp trong KCN, KTT, KCX tại Việt Nam. Dữ liệu được cập nhật thường xuyên nhằm đảm bảo tính chính xác về tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Ngoài việc đảm bảo tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại KCN, dữ liệu còn được phân loại theo nhiều tiêu chí nhằm giúp doanh nghiệp định hướng rõ ràng về nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, rút ngắn thời gian tìm kiếm và tiếp cận.
Hãy tưởng tượng doanh nghiệp hay nhà đầu tư có một danh sách khác hàng tiềm năng để phân loại thì rõ ràng việc database được phân loại giúp khác hàng tiết kiệm rất nhiều thời gian và khối lượng công việc vô cùng to lớn cho các chiến lược marketing, nghiên cứu thị trường tiếp theo như telesales, email marketing, direct marketing hay face-to-face business meeting, tổ chức các hội thảo,…
Thêm vào đó, IPCN còn bổ sung rất nhiều thông tin hữu ích đáp ứng các mọi yêu cầu của khách hàng, đảm bảo uy tín để tư vấn, kết nối và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, nhà đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài.