Việt Nam, cơ hội và thách thức của quốc gia được hưởng lợi từ sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị toàn cầu

Hiệp hội Thương mại Hàn Quốc (KITA) công bố báo cáo “Việt Nam, cơ hội và thách thức của quốc gia được hưởng lợi từ sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị toàn cầu”.

Toàn cầu hóa trong giai đoạn mới và một số vấn đề đặt ra cho Việt

KITA đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong chiến lược China+1 đặc biệt trước các biến động của tình hình địa chính trị, cạnh tranh giữa các cường quốc; chi phí nhân công và cạnh tranh tại Trung Quốc gay gắt; đại dịch Covid19…Việt Nam đã trở thành đối tác đầu tư ra nước ngoài TOP 3 của Hàn Quốc, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam đã vượt số doanh nghiệp tại Trung Quốc. Tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam 10 năm qua tăng trưởng cao nhất so với các nước trong khu vực, giá trị tuyệt đối cũng tăng lên khoảng 2% toàn cầu (cao hơn Thái Lan, Malaysia, Indonesia).

Tuy nhiên, KITA cũng chỉ cảnh báo một số rủi ro doanh nghiệp Hàn Quốc cần thận trọng đánh giá và có giải pháp ứng phó, cụ thể:

Thứ Nhất là rủi ro về thương mại: Số vụ kiện, điều tra về chống gian lận thương mại, bán phá giá, thao túng tiền tệ tăng mạnh trong 3 năm vừa qua. Là quốc gia chưa được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường, Việt Nam bị yếu thế trong các chanh trấp thương mại trên. Việt Nam với lợi thế nằm giáp ranh Trung Quốc cũng có nguy cơ bị điều tra về xuất xứ sản phẩm khi nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc có xu hướng đội lốt sản phẩm Việt Nam để né các đòn thuế từ Hoa Kỳ…

Thứ Hai là rủi ro về thị trường: chi phí sản xuất tăng mạnh (đặc biệt là giá đất khu công nghiệp; chi phí nhân lực và logistics); hạ tầng kém phát triển (điện, cảng, sân bay, đường cao tốc, hệ thống kho bãi…) là những nút thắt chưa có tín hiệu được cải thiện; nguồn nhân lực chất lượng cao thiếu và yếu; thị trường nội địa nhỏ bé, sức mua thấp nên doanh nghiệp chủ yếu tận dụng Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu, tiêu thụ trong nước không đáng kể (1/30 so với Trung Quốc); nền công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, khó khăn trong việc tìm nguồn cung ứng trong nước, vẫn phải dựa chủ yếu vào nguồn linh kiện, vật liệu từ các nước Đông Á; mặc dù đã hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), nhưng do sự khác biệt quá lớn về tôn giáo, văn hóa, trình độ phát triển, thể chế chính trị và các rào cản phi thuế quan nên hiệu ứng thị trường 650 triệu dân thực chất không đáng kể.

Tuy nhiên, với nỗ lực vươn tới những chuẩn mực quốc tế về quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp, về lao động, môi trường… cũng sẽ tạo ra nguồn năng lượng mới cho chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam. Hơn nữa, tác động kép của dịch COVID-19 và EVFTA chắc chắn sẽ tạo động lực và sức ép nhằm thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc không gian thị trường của nền kinh tế Việt Nam theo hướng tăng cường tính tự chủ; nâng cấp Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, EVFTA cũng có tác động tích cực tới lao động; trong đó những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày dự báo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất… EVFTA còn có thể tạo sức ép cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh, do đó kỳ vọng tạo ra những tác động tích cực trong trung và dài hạn như: Mở rộng cơ hội tăng trưởng xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại; thu hút đầu tư; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và giảm lệ thuộc vào một số thị trường như hiện nay.

Trong thời đại hiện nay với nhưng đòi hỏi trong bối cảnh mới, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu được xem là động lực để các ngành sản xuất ở Việt Nam tái cấu trúc toàn bộ hệ thống và mạng lưới hoạt động của mình. Dù thách thức là khó tránh khỏi, nhưng những cơ hội đem lại cũng sẽ không ít. Vì vậy, để đứng vững và duy trì mắt xích đã có trong chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi sự vận động tích cực hơn nữa từ phía doanh nghiệp và toàn nền kinh tế, nhằm hướng tới đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị, chất lượng và hiệu quả. Đây chính là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể nâng cấp và tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì thế, Việt Nam cần nắm lấy cơ hội và vượt qua thách thức của quốc gia được hưởng lợi từ sự dịch chuyển trong chuỗi giá trị toàn cầu để bứt phá.

Bài viết liên quan

Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Form Liên hệ Messenger Zalo